Trong những mân ngũ quả của ngày tết, sự xuất hiện của một nãi chuối là điều bắt buộc phải có. Hiện nay có rất nhiều mô hình trên cả nước canh tác giống chuối để phát triển kinh tế của gia đình.
Chuối không chỉ là nguồn dinh dưỡng quý báu cung cấp rất nhiều vitamin tự nhiên cho cơ thể. Mà thân cây chuối hiện nay cũng là một loại phân bón hữu cơ có giá trị rất cao.
Thị trường của chuối không chi gói gọn trong nước, mà đã xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì lẻ đó, trồng chuối sứ lùn là một lựa chọn không tồi để phát triển kinh tế.
Nội dung bài viết
Đặc điểm nổi bật của giống chuối sứ lùn
Điểm nổi bật của giống chuối sứ lùn thịt chuối dày. Hạt ít và điều đặc biệt chính là vỏ dày, điều này giúp chuối sứ lùn có thể vận chuyển xa mà không sợ hao hụt nhiều.
Chuối sẽ có mùa vàng óng khi trái chín. Độ ngọt thanh dể chịu giúp chuối xứ lùn có một chổ đứng vững chắc để phục vụ nguyên liệu của nhà máy công nghiệp
Chuối sứ lùn có độ ngọt cao nên phục vụ rất nhiều trong việc sản xuất bánh kẹo, mứt, chuối sấy.
Năng suất: 30kg / nải chuối. Đây là một giá thành tương đối tốt đối với các giống chuối tại địa phương hiện nay.
Chuối tương đối lành tính nên bà con có thể trồng xen canh trồng cà phê, sầu riêng musang king hoặc những loại giống cây ăn trái khác.
Tác dụng của chuối với sức khoẻ con người
Cây chuối là một loại cây rất phổ biến trên toàn thế giới. Và được trồng chủ yếu để thu hoạch quả chuối. Ngoài ra, cây chuối còn có nhiều tác dụng khác nhau, bao gồm:
- Cung cấp dinh dưỡng: Quả chuối chứa nhiều vitamin và khoáng chất như kali, magiê, vitamin B6, vitamin C và chất xơ. Ăn chuối thường xuyên có thể giúp duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật.
- Giảm căng thẳng: Chuối là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có khả năng giảm căng thẳng và giúp cải thiện tâm trạng.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ trong chuối giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và giúp duy trì độ ẩm trong đường ruột.
- Làm đẹp: Đắp mặt nạ chuối trên da có thể giúp giảm nếp nhăn. Và cải thiện độ đàn hồi của da.
- Chữa bệnh: Trong y học cổ truyền, lá chuối và rễ chuối được sử dụng như một loại thuốc để điều trị các bệnh như đau đầu, sốt rét, đau dạ dày, viêm khớp và đau lưng.
Tóm lại, cây chuối không chỉ là một loại cây trồng để thu hoạch quả ăn được mà còn mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp.
Quy cách giống chuối sứ lùn tại cơ sở Văn Hiến
Quy cách cây tại cơ sở Văn Hiến.
- Phương pháp nhân giống: Nuôi cấy mô
- Giá thể ươm cây: đất đỏ
- Chiều cao cây: 15 – 50cm (Tùy vào từng thời điểm)
Giá giống bao nhiêu tiền/cây?
Giá thành sẽ cập nhật theo thời vụ, thông thương giá của chuối sứ lùn sẽ giao động 9.000đ đến 30.000đ. Tùy vào từng khu vực cũng như tùy thuộc vào quy cách của cây chuối sứ lùn.
Ngoài ra, chúng tôi vẫn xuất hóa đơn đỏ cho quý bà con làm dự án.
Mua giống chuối lùn ở đâu?
Trên Việt Nam hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp giống cây uy tín. Tự hào là một trong những vườn ươm có giấy phép kinh doanh mặt hàng cây giống tại Việt Nam. Chúng tôi đang cung cấp giống cây trồng đạt chất lượng cao cho bà con có thể canh tác.
Địa chỉ vườn: 89 Nguyễn Lương Bằng, tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Số điện thoại: 0914.599.143
Những lưu ý khi trồng chuối
Nhiệt độ: Thích hợp với nhiệt độ ôn hòa (25 – 35 độ c). Chuối không thể phát triển tốt ở nhiệt độ quá lạnh dưới 15 độ c. Ngoài ra lúc ra hoa nếu gặp sương muối chuối sẽ đậu quả rất kém.
Lượng nước: Tối thiểu cần phải cung cấp từ 15 – 20l nước/ngày. Nếu thời tiết quá nắng có thể tăng thêm nước tưới để chuối có thể phát triển tốt nhất.
Đất trồng: thổ nhưỡng tốt nhất yêu cầu đất cần có đầy đủ các chất khoáng như N, P, K, Ca, Mg. Độ pH từ 4,5 – 8, nhưng tốt nhất cho cây chuối cả là từ 6 – 7,5. Chuối trồng rất tốt trông nền đất đỏ bazan, đất thịt pha cát..
Trồng cây chuối có thể không quá khó nhưng cũng cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo cây chuối phát triển tốt và đạt năng suất cao. Dưới đây là những lưu ý cần thiết khi trồng cây chuối:
- Chọn giống cây chuối phù hợp: Việc chọn giống cây chuối phù hợp với địa hình, khí hậu, đặc điểm đất và mục đích sử dụng là rất quan trọng. Cần tìm hiểu kỹ về đặc tính của từng giống. Đặc biệt là khả năng chịu hạn, kháng bệnh và sâu bệnh.
- Chọn địa điểm và phân bổ khoảng cách: Cây chuối cần nơi có đất giàu dinh dưỡng, thoáng mát. Độ ẩm cao và ánh sáng đầy đủ. Nên trồng cây chuối ở nơi có độ cao trên 500m so với mực nước biển. Khoảng cách trồng cây chuối nên tùy theo loại giống. Tuy nhiên khoảng cách trung bình nên là 1.5-2 mét giữa các hàng và 2 mét giữa các cây trong hàng.
- Chăm sóc đất: Đất trồng cây chuối cần phải được bón phân. Và tưới nước đầy đủ để cây phát triển tốt. Để giữ độ ẩm cho đất, có thể sử dụng phương pháp bao phủ đất bằng lớp rơm hoặc cỏ để giảm bớt bốc hơi nước.
- Bón phân và tưới nước: Việc bón phân và tưới nước đúng cách là rất quan trọng. Để cây chuối phát triển tốt. Nên bón phân đều đặn hàng tháng hoặc theo đúng chỉ dẫn của nhà cung cấp phân bón. Tưới nước cần đảm bảo đủ lượng nước cho cây. Tuy nhiên không nên tưới quá nhiều để tránh gây ra tình trạng ngập úng.
- Kiểm soát sâu bệnh: Cây chuối dễ bị tấn công bởi sâu bệnh và nấm mốc. Do đó cần phải kiểm soát và xử lý kịp thời. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm hoặc thuốc phòng bệ