Bệnh héo rũ trên cây bơ nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng trừ

Đối với cây bơ thì có một số loại bệnh thường gây hại như bệnh đốm lá, bệnh thán thư…trong số đó thì bệnh héo rũ cũng là một loại bệnh hại nghiêm trọng ở cây bơ bởi vì nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời bệnh có thể khiến cây bị chết và làm giảm năng suất của cả vườn bơ.

benh-heo-ru-cua-cay-bo

Vì vậy, bài viết dưới đây của Viện Cây trồng chúng tôi sẽ cung cấp đến cho bà con nông dân những thông tin liên quan đến nguyên nhân, dấu hiệu cũng như biện pháp phòng trừ bệnh héo rũ trên cây bơ. Mời bà con cùng theo dõi những mục cụ thể như sau:

Nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh héo rũ trên cây bơ

Bệnh héo rũ do chủng nấm Verticilliumalbo-atrum gây ra, bệnh thường tấn công phần lá của cây sau đó lan rộng ra các phần còn lại và làm cây chết.

Bệnh có những dấu hiệu nhận biết như sau:

– Lá bị nhiễm bệnh thường sẽ bị héo, lá chuyển từ màu xanh sang vàng và khi bệnh trở nên nặng hơn lá sẽ bị khô và rụng hàng loạt.

– Một thời gian sau bệnh sẽ lan rộng ra một phần thân hoặc toàn bộ cây, đối với cây nhiễm bệnh khi bóc vỏ cây ra thì phần tiếp giáp giữa vỏ và lõi gỗ sẽ xuất hiện những đường sọc màu nâu.

– Bào tử nấm bệnh thường ẩn nấp trong lòng đất cho đến khi gặp được điều kiện môi trường thuận lợi chúng sẽ phát sinh và gây bệnh ở thực vật bất kì.

– Cây mắc chứng héo rũ sẽ chết rất nhanh nhưng sau vài tháng thì cây sẽ đâm lại chồi non, ở những cành chịu ảnh hưởng ít thì sau khoảng từ một đến hai năm cây sẽ phát triển bình thường tuy nhiên những cây bơ mắc bệnh héo rũ thường sẽ không đậu quả được.

Biện pháp phòng trừ bệnh héo rũ trên cây bơ

– Đất trồng bơ cần được chọn lọc kĩ càng, tránh trồng bơ trên các mảnh đất đã có tiền sử nhiễm bệnh bởi vì bào tử nấm vẫn còn sót lại trong lòng đất có thể phát sinh khi bà con nông dân tiến hành trồng bơ.

benh cay bo

– Thường xuyên thăm vườn và quan sát để phát hiện và ngăn chặn kịp thời bệnh tránh để bệnh phát triển trên diện rộng. Nếu phát hiện cây bị nhiễm bệnh cần có biện pháp cách ly và cắt bỏ những cành bị nhiễm bệnh.

– Cần tạo độ thông thoáng cho vườn bơ, thoát nước tốt tránh tình trạng ẩm thấp làm nấm bệnh có điều kiện phát sinh.

– Có thể trồng luân canh hoặc xen canh cây bơ với một số loại cây họ cà để hạn chế nấm phát sinh.

– Sau khi cắt bỏ những cành bị nhiễm bệnh, bà con nông dân nên sử dụng thêm các loại thuốc hóa học như Daconil, Aliette hoặc Anvil để bôi vào vết cắt và phun thuốc theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để loại trừ bệnh.

Từ những dấu hiệu như trên bà con nông dân có thể phòng trừ bệnh héo rũ bằng cách thường xuyên quan sát vườn bơ để có thể phát hiện kịp thời cũng như loại bỏ bệnh hại một cách nhanh chóng không để bệnh có cơ hội phát triển và làm giảm năng suất, chất lượng của cây bơ.

Chúc bà con có một vụ mùa bội thu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *