Kỹ thuật xử lý ra hoa và làm bông cho cây sầu riêng hiệu quả

Giới thiệu:

Bài viết này chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ nhà vườn về kỹ thuật xử lý ra hoa và làm bông cho cây sầu riêng hiệu quả. Giúp cho bà con có cái nhìn đơn giản hơn về xử lý sầu riêng hiện quả với những điểm nổi bật:

  • Bí quyết khoa học, bài bản từ nhà vườn giàu kinh nghiệm.
  • Tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả, nâng cao sản lượng.
  • Áp dụng đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
Kỹ thuật xử lý ra hoa và làm bông cho cây sầu riêng hiệu quả

Nội dung:

1. Chuẩn bị sau thu hoạch:

  • Tỉa cành: Cắt tỉa cành yếu, sâu bệnh, cành khô, cành nhỏ và tay lông. Lưu ý, với cây suy yếu, nên giữ lại tay lông để duy trì quang hợp.
  • Rửa vườn: Phun thuốc gốc đồng để diệt rong rêu, nấm bệnh.
  • Rải vôi: Rải vôi cục để sát trùng, hạn chế tuyến trùng, nấm bệnh và tăng pH giúp cây hấp thụ NPK tốt hơn.
  • Bón phân hữu cơ: Bón các loại phân hữu cơ tự ủ như phân bò, phân dê, phân gà, vỏ cà phê,… kết hợp với phân trùn quế, phân gà nhập khẩu, phân hữu cơ vi sinh.
  • Bón phân hóa học: Bón phân NPK 16-16-8 + TE và phun lá 30-10-10 TE + Humic.

2. Xử lý cơi đọt:

Cơi 1:

  • Là cơi phục hồi sau thu hoạch, thường ra mạnh.
  • Cần kiểm tra và phun phòng trừ rầy xanh, rầy bông.

Cơi 2:

  • Bón phân NPK 15.15.15 + DAP để lá dày, cuốn ngắn, mập.
  • Phun phân bón lá 30-10-10 TE + Super humic.
  • Cần kiểm tra và phun phòng trừ rầy xanh, rầy bông.

Cơi 3:

  • Bón phân DAP + Kali (K2SO4) để cây chuyển giai đoạn sinh trưởng sang sinh sản.
  • Bón phân lần 3 kết hợp MKP phun ướt toàn lá.

Lưu ý:

  • Cơi 1 phát triển mạnh sẽ khiến cơi 2 lá ít nhưng to, dày. Ngược lại, cơi 1 yếu hoặc không ra sẽ khiến cơi 2 ra mạnh, thay toàn bộ lá mới, lá nhỏ, mỏng, ảnh hưởng đến ra hoa đậu trái.
  • Để cây ra hoa hiệu quả cần 3 yếu tố chính: lực cây, nhựa cây, thời tiết.

3. Xử lý ra hoa:

  • Khi hoa sáng đều dài 1-2 cm, tưới nước 2-3 ngày/lần.
  • Bón 30-10-10 hoặc 20-10-10 + Atonik + Combi để thúc ra đọt.
  • Tỉa bỏ hoa đầu cành, sát gốc cành, chỉ chừa hoa ở giữa cành.
  • Phun thuốc ngừa bệnh thán thư cho hoa.

4. Xử lý đậu trái và chăm sóc nuôi dưỡng:

  • Tỉa trái méo mó, trái trong chùm trên 3 trái.
  • Bón phân NPK 20.30.20; 15.30.15 sau 15 ngày sổ nhị.
  • Bón NPK 15.15.15 sau 35-40 ngày sổ nhị (giống Thái) hoặc 30-35 ngày (giống Ri).
  • Bón NPK 15-15-15 sau 60-70 ngày sổ nhị (giống Thái) hoặc 50-55 ngày (giống Ri).
  • Bón 12.12.17+TE hoặc 11.12.18+TE sau 100 ngày sổ nhị (giống Thái) hoặc 70 ngày (giống Ri).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *