Dấu hiệu và biện pháp phòng trừ một số loại sâu bệnh hại trên cây bơ

Đối với viện trồng cây bơ thì mối quan tâm hàng đầu của bà con nông dân trong quá trình chăm sóc đó là sự phá hoại của các loại sâu bệnh hại bởi vì khi sâu bệnh hại xuất hiện chúng thường để lại những hậu quả khá là nặng nề không chỉ cho cây bơ mà còn cho cả vườn bơ.

Đối với cây non khi bị sâu bệnh hại tấn công thì cây sẽ sinh trưởng yếu ớt, nhanh chết, còn đối với cây trưởng thành khi bị sâu bệnh hại tấn công sẽ khiến năng suất và chất lượng quả của cây giảm sút nhanh chóng.

sau hai tren cay bo

Vì vậy sớm phát hiện cũng như có biện pháp phòng trừ và xử lí kịp thời sẽ giảm bớt những thiệt hại mà sâu bệnh hại gây ra trên cây bơ đồng thời giúp cây bơ phát triển tốt, năng suất chất lượng ổn định.

Bài viết dưới đây của Viện Cây trồng chúng tôi sẽ giới thiệu và cung cấp đến bà con nông dân những dấu hiệu và biện pháp phòng trừ xử lí một số loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây bơ.

Mời bà con nông dân cùng theo dõi bài viết này nhé!

Một số loại bệnh gây hại thường gặp ở cây bơ và biện pháp phòng trừ xử lý

Đa phần các loại bệnh hại trên cây bơ thường xuất hiện và ảnh hưởng nặng nề đến cây bơ trong giai đoạn đầu (giai đoạn từ năm đầu đến năm thứ ba sau khi trồng) vì ở giai đoạn đầu nên các loại bệnh hại có thể làm chết cây con trên diện rộng nếu không có biện pháp xử lí kịp thời, còn đối với cây trưởng thành thì chúng chỉ ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất thành phẩm của quả.

Các loại bệnh gây hại thường gặp ở cây bơ

* Bệnh đốm lá:

– Bệnh hại lá và quả.

chong sau benh hai

– Do nấm bệnh gây ra.

– Bệnh xuất hiện đầu tiên ở bề mặt lá với những đốm hơi tròn hoặc có góc cạnh, các đốm rải rác trên bề mặt lá có kích thước và hình dạng khá đồng đều, đốm bệnh có màu nâu, có thể liên kết thành từng mảng lớn để tăng khả năng lây lan sang diện rộng hơn.

– Nấm bệnh thường ẩn nấp trong các lá già, quả hư đến khi gặp được điều kiện môi trường lí tưởng chúng sẽ sinh sôi nảy nở và phát tán mạnh sang các lá khác và cây khác trong vườn.

– Nếu nấm bệnh tấn công quả thì quả sẽ bị giảm giá trị thành phẩm ngay bởi vì quả bị bệnh trên vỏ thường có những mụt lồi có kích thước khoảng 5mm, màu nâu nhạt cho đến đậm dần làm xấu đi hình thức bên ngoài của quả bơ khiến quả bơ mất giá khi bán ra thị trường hoặc không bán được.

* Bệnh héo rũ:

– Dấu hiệu nhận biết của bệnh đó là một phần cây hoặc cả cây, lá chết rất nhanh, chuyển thành màu vàng đặc trưng như lá già nhưng lại cực kì khó rụng.

– Vỏ cây bị bệnh khi bóc ra sẽ xuất hiện những sọc màu nâu ở phần giáp ranh giữa vỏ cây và lõi gỗ.

– Cây bị bệnh sau giai đoạn héo rũ thì mầm non sẽ xuất hiện trên những phần bị bệnh tấn công và cây vẫn sống tiếp và phát triển bình thường, không có dấu hiệu gì kì lạ. Tuy nhiên cây mắc bệnh sẽ không cho trái trong một hoặc hai năm.

– Nấm gây bệnh héo rũ thường ẩn nấp trong đất và gây hại cho cây bơ ở mọi lứa tuổi bất kì.

* Bệnh thối rễ:

– Bệnh thường tấn công bộ rễ của cây.

– Do nấm bệnh Phytophthora cinnamon gây ra.

– Khi nấm bệnh xuất hiện sẽ tấn công làm hư rễ cọc (rễ chính của cây) sau đó lan rộng và phá hủy toàn bộ bộ rễ của cây khiến cây chết trụi.

– Cây mắc bệnh thường có dấu hiệu như thiếu chất dinh dưỡng, các tán lá xơ xác, lá đổi màu từ xanh sang xanh nhạt rồi rụng dần bởi vì khi bộ rễ bị tấn công sẽ cắt đứt đường vận chuyển nước cũng như chất dinh dưỡng cho cây nên làm cây trở nên yếu ớt và chết từ ngọn cành xuống thân chính rồi chết hẳn nếu không kịp thời xử lí.

* Bệnh khô cành:

– Bệnh thường phát sinh ở cành do nấm bệnh gây ra làm cành khô và chết dần.

– Bệnh xuất hiện trên quả chín khi có vết thương hở làm điều kiện cho bệnh tấn công, quả bị bệnh thường bị nhũn ở phần cuối trái.

Biện pháp phòng trừ và xử lý

– Vườn trồng bơ cần tạo độ thông thoáng, tránh môi trường ẩm thấp, đọng nước để hạn chế nấm bệnh phát sinh và lan rộng.

– Cắt bỏ, thu gom và tiêu hủy những phần bị bệnh tấn công trên cây khi chúng mới xuất hiện những dấu hiệu bị bệnh.

– Tránh dùng những cành ghép từ các cây có tiền sử nhiễm bệnh, ưu tiên lựa chọn những giống bơ ghép có sức đề kháng chống chịu bệnh tốt.

– Hạn chế trồng luân canh hoặc xen canh cây bơ với các loại cây họ cà.

– Khi bệnh phát sinh và gây ảnh hưởng nặng trên diện rộng thì bà con có thể sử dụng thuốc hóa học theo liều lượng hướng dẫn sử dụng để phun diệt trừ bệnh hại.

sau hai tren than cay bo

Một số loại sâu, côn trùng thường gặp gây hại ở cây bơ và biện pháp phòng trừ xử lí

Một số loại sâu, côn trùng thường gặp gây hại ở cây bơ

* Sâu cuốn lá:

– Tên khoa học: Gracilaria pericicae Busk.

– Đây là sâu có nguồn gốc từ bướm, những con bướm cái thường đẻ trứng trên lá non của cây bơ, sau một thời gian trứng nở thành sâu và con sâu lớn theo lá đến một giai đoạn cần biến thân thì các con sâu hay cuốn lá lại để làm tổ chờ ngày phá kén bay ra. Sâu làm nhộng trong các tổ lá khoảng từ 5-7 ngày.

– Con sâu có kích thước khoảng 10mm, thân màu xanh lá, dọc thân có những lằn ngang hơi mờ.

* Sâu cắn lá:

– Hai loại sâu thường tấn công cắn lá cây bơ là Seirarctia echo và Feltia subterrania F.

– Đây là bọn sâu nguy hiểm bởi sức tàn phá và phá hủy của chúng cực kì lớn, chúng có thể ăn trụi lá, ăn mạnh mẽ đến mức làm chết cây con; đối với cây trưởng thành chúng tấn công khiến cây bị giảm sút khả năng tăng trưởng.

– Những loại sâu này có thể thấy bằng mắt thường ở các bộ phận của cây như lá, cành hay thân cây.

– Chúng tập trung phá hoại vào ban đêm còn ban ngày chúng ẩn nấp và dưỡng sức dưới các gốc cây.

* Rầy bông:

– Tên khoa học: Pseudococcus citri Risse.

– Thời điểm phát sinh rầy bông thường vào mùa mưa, lúc này chúng sẽ tìm mọi cách chích hút nhựa trên lá, đọt và quả non khiến cây giảm sút khả năng tăng trưởng.

Biện pháp phòng trử và xử lí sâu bệnh hại ở cây bơ

Bà con nông dân nên sử dụng những loại thuốc trừ sâu nội hấp để phun diệt trừ sâu, khi phun nên chú ý liều lượng vừa đủ theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc sự tư vấn từ người bán hàng hạn chế dư lượng trừ sâu trên các bộ phận của cây.

Cây kí sinh gây hại ở cây bơ

– Ta thường thấy cây kí sinh để hút chất dinh dưỡng từ cây chủ thì thường gặp nhất vẫn là cây tầm gửi. Cây tầm gửi không chỉ kí sinh trên cây bơ mà còn kí sinh trên nhiều loại cây khác như cây trứng cá, cây sầu riêng…

– Hạt giống tầm gửi thường do trung gian chim chóc hoặc côn trùng mang hạt đến, sau đó khi có điều kiện thuận lợi hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây tiến hành quãng đời kí sinh trên thân hoặc cành cây và hút chất dinh dưỡng của cây bơ khiến cây trở nên chậm lớn, suy dinh dưỡng.

– Biện pháp phòng trừ và xử lí

khi thấy cây tầm gửi con bắt đầu phát triển bà con nông dân cần chặt bỏ và loại trừ ngay tránh để cây tầm gửi lớn rồi mới xử lí bởi vì khi đó tầm gửi ra quả sẽ phát tán sang các cành các cây khác trong vườn bơ.

Bà con cần lưu ý phòng trừ sâu bệnh hại vào giai đoạn đầu khi mới trồng cây bơ bởi vì đa số các loại sâu bệnh hại thường tập trung tấn công vào giai đoạn này còn đối với các cây bơ đã lớn thì khả năng kháng sâu bệnh hại khá tốt rồi.

Lưu ý: đất trồng bơ cần phải có độ thoát nước tốt tránh tình trạng đọng nước, tầng đất canh tác có độ sâu vừa đủ, hạn chế sử dụng phân chuồng chưa hoại mục để bón cho cây.

Mong rằng qua bài viết này, bà con nông dân sẽ có được những thông tin hữu ích để việc chăm sóc và phát triển vườn bơ được dễ dàng hơn và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nữa. Chúc bà con nông dân luôn mạnh khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *