Hướng dẫn cách bón phân cho sầu riêng theo từng quá trình phát triển của cây. Đồng thời bón phân theo nguyên tắc “5 Đúng” giúp cây phát triển tốt và năng suất cao.
Mục tiêu:
– Trình bày được nhu cầu phân bón và cách bón phân cho cây sầu riêng;
– Xác định được loại phân bón thích hợp, tính được lượng phân bón và chuẩn bị đầy đủ phân trước khi bón;
– Bón được phân cho sầu riêng theo nguyên tắc 5 đúng.
A. Nội dung
1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng
Các chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng giúp ổn định và tăng năng suất cho cây. Cây sầu riêng cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng.
Thiếu hoặcthừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng theo tuổi cây và mức năng suất. Sầu riêng thu bói có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cây kiến thiết cơ bản và cây trong vườn ươm.
Sầu riêng kinh doanh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với sầu riêng mới thu bói.
Năng suất sầu riêng càng cao, càng cần phải bón nhiều phân hơn. Sầu riêng rất cần kali nhưng không nên sử dụng kali clorua (KCl) mà phải sử dụng kali sulphate (KSO4) và trung-vi lượng (TE) vì KCL làm sầu riêng giảm mùi thơm.
Khi cây sầu riêng cho năng suất quả 6.720 kg đã lấy đi 18,1 kg N, 6,6 kg P2O5, 33,5 kg K2O, 5,4 kg MgO và 2,6 kg CaO.
Đối với sầu riêng tất cả các chất đa lượng và các chất vi lượng như Kẽm, Bo… đều cần thiết cho giai đoạn đậu quả và phát triển quả, trong đó, N, P và là cần thiết nhất trong giai đoạn phát triển quả, K là chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn sau của sự phát triển quả cho đến khi thu họach.
Sau đây là một số vai trò của các nguyên tố N, P, K và S đối với sầu riêng:
+ Đạm (N): Đây là thành phần quan trọng cho tất cả bộ phận của cây và đặc biệt cần thiết cho sự sinh trưởng dinh dưỡng. Đạm cần thiết cho sự phát triển của lá, thân cành, hoa, quả, hạt.
Do vậy, cần bón đạm đầy đủ cho cây sầu riêng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc 5 đúng (đúng loại, đúng nhu cầu, đúng loại đất, đúng liều lượng và đúng phương pháp), ngoài ra còn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Cây đủ đạm lá xanh tốt, cây phát triển khỏe, quả phát triển đều (hình 4.2.1).
Thiếu đạm: Lá có màu xanh vàng hay xanh noãn chuối (hình 4.2.2). Thiếu nặng lá rụng nhiều, năng
suất giảm. Hiện tượng thiếu đạm thường xảy ra trên đất nghèo dinh dưỡng và bón không đủ lượng đạm cây cần.
Thừa đạm: Phát triển thân lá mạnh, lá có màu xanh đậm, dễ bị sâu bệnh tấn công, đậu quả ít, rụng quả nhiều, quả phát triển không bình thường như mất gai, nứt quả… (hình 4.2.3).
+ Lân (P): Sầu riêng cần lân tương đối ít. Dạng lân dễ tiêu trong đất thường bị giới hạn bởi việc cố định do các phản ứng hóa học, đặc biệt là ở đất chua. Nên thường xuyên bón phân lân với lượng nhỏ. Cần bón lót phân lân trong hố trước khi trồng để giúp cây tăng trưởng trong giai đoạn ban đầu.
Thiếu lân: Lá chuyển màu xỉn, mép lá non ửng đỏ, thiếu nặng lá rụng và cành chết.
+ Kali (K): Kali rất quan trọng khi cây ra quả, lượng kali trong quả rất lớn. Bón thường xuyên phân kali rất cần thiết để duy trì năng suất cao và phẩm chất ngon cho sầu riêng. Với đất nhiều K sẽ cản trở sự hấp thu Ca và Mg. Trong trường hợp này cần bón Ca và Mg nhưng không bón K. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.
+ Thiếu K: Mép lá chuyển màu vàng cam sau tới màu xám nâu và khô, lá rụng nhiều.
+ Lưu huỳnh (S): Thiếu S, hầu hết lá trên cây chuyển sang màu vàng, xuất hiện những vết như vết bệnh trên lá già. Ở lá non, lúc đầu có màu vàng sáng sau đó chuyển sang màu vàng nhạt, tương tự triệu chứng ở lá già. Lưu huỳnh được bón thông qua phân SA (chứa khoảng 24 % S); phân Super lân (Super lân chứa khoảng 14 % S). …
Ngoài ra, thiếu magiê: phần thịt lá bị vàng và lan dần từ gân chính ra mép lá; thiếu canxi: lá héo vàng từ rìa lá sau lan vào gân chính; thiếu kẽm: các lá và chồi đầu cành không phát triển tốt (rụt đọt), lá không thể nở lớn.
Nội dung bài viết
2. Xác định loại phân bón cho cây sầu riêng
2.1. Các loại phân bón cho sầu riêng
a. Phân hữu cơ:
Các loại phân hữu cơ thường dùng để bón cho sầu riêng như phân gia súc, than bùn, phân ủ các dư thừa thực vật, phân xanh, phân cá…
* Ưu điểm
– Tạo chất đệm, ổn định độ chua của đất tăng hiệu quả của việc bón phân vô cơ.
– Làm đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, tăng độ phì nhiêu.
– Tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển và hoạt động làm tăng khả năng kháng bệnh đối với cây trồng.
– Chi phí thấp.
* Hạn chế:
– Hiệu quả chậm;
– Cồng kềnh, tốn công vận chuyển;
– Hàm lượng dưỡng chất thấp, không ổn định, khó kiểm soát.
Để nâng cao hàm lượng dinh dưỡng phân chuồng, nên tận dụng các dư thừa thực vật có sẳn để độn vào phân chuồng và ủ phân trước khi sử dụng.
* Cách thực hiện:
Các nguyên liệu để độn/lót chuồng: Trấu, rơm rạ để độn vô chuồng vừa làm chuồng khô, ấm vừa hút nước tiểu của gia súc để tránh trôi và bốc hơi.
Các nguyên liệu để ủ chung với phân:
Lá rụng khô: Điều, sầu riêng, cỏ… Thân cành lá tươi thu được từ dọn vườn, tỉa cành sầu riêng, cây che bóng. Tất cả được ủ chung với phân chuồng.
Hiện nay, nông dân chưa tận dụng được các tàn dư thực vật để độn với phân chuồng nên phân có chất lượng kém. Do đó, các dư thừa thực vật “ không nên đốt bỏ”, mà nên giữ lại để độn ủ chung với phân chuồng vừa tăng khối lượng phân đồng thời tăng cả về chất lượng.
Có thể lựa chọn các cách ủ phân hữu cơ như sau:
– Ủ nóng: Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó, tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60
– 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1
– 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân. Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 50 – 60o
C. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.
Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm móng sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.
– Ủ nguội: Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuồng rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5 – 2,0 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài. Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trường trở lên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30
– 35oC. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonát, là dạng khó phân huỷ thành amôniac, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.
Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5
– 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.
– Ủ nóng trước, nguội sau: Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.
Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt.
Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau:
Ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.
Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt.
Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng. Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất
lượng phân.
– Ủ phân hữu cơ vi sinh:
+ Nguyên liệu sử dụng:
Nguồn phế thải nông, lâm nghiệp và công nghiệp thực phẩm như: Rơm rạ, thân lá cây bắp (ngô), đậu phộng (lạc), đậu đỗ sau thu hoạch, cây phân xanh, bèo tây (lục bình)…; Vỏ cà phê, trấu…; Các loại mùn: than mùn (than bùn dùng trong sản xuất phân bón), mùn: mía, cưa, giấy…Phân gia súc, gia cầm… Cám gạo, rỉ mật hoặc mật mía. Chế phẩm sinh học (Men ủ): Men cái hoặc men ủ hoàn chỉnh như chế phẩm BIMA (Trichoderma), ACTIVE CLEANER (xạ khuẩn Streptomyces sp, nấm Trichoderma sp, vi khuẩn Bacillus sp), Canplus, Emuniv, SEMSR, BIO-F, BiOVAC, BiCAT, Bio EM…
Lưu ý:
Đa số các loại chế phẩm sử dụng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh hiện nay khi sử dụng tuyệt đối không rắc thêm các loại phân vô cơ hoặc vôi, vì như vậy nó sẽ tiêu diệt vi sinh vật có ích cho quá trình phân hủy. Tuy nhiên, cũng có một số loại chế phẩm hoàn toàn có thể rắc thêm phân vô cơ hoặc vôi như BioEM… mà không ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật, đồng thời làm tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ khi ủ. Cụ thể: Lượng vôi sử dụng cho 1 tấn phân ủ từ 10 – 15kg, phân NPK từ 5 – 10kg hoặc đạm từ 1 – 2kg và lân từ 5 – 10kg.
Nguyên liệu chuẩn bị cho một đóng ủ phân hữu cơ 2,5 – 3 m3 (1 tấn phân hữu cơ vi sinh):
Phế phụ phẩm có nguồn gốc từ cây xanh: 600 – 800 kg;
Phân chuồng: 200 – 400 kg;
Chế phẩm sinh học: Đủ cho ủ 1 tấn phân.
Nước gỉ đường hoặc mật mía: 2 – 3 kg; Nếu không có nước gỉ mật hoặc mật mía thì có thể dùng các phụ phẩm vỏ quả chín, quả chuối chín nẫu… ngâm vào nước thay thế, ngâm trước khi ủ phân 2 – 3 ngày.
Cám gạo: 3 kg.
+ Chuẩn bị dụng cụ: Bình tưới ô doa (loại bình dùng để tưới rau), cào, cuốc, xẻng, rành (rổ)… Vật liệu để che đậy, làm mái: Có thể dùng các loại vật liệu sẵn có như bạt, bao tải, nilon…che đậy và các loại lá để làm mái tránh mưa, ánh nắng và giữ nhiệt cho đống ủ.
+ Chọn nơi ủ:
Địa điểm ủ nên thuận tiện cho việc ủ và vận chuyển sử dụng. Nền chỗ ủ bằng đất nện, lát gạch hoặc láng xi măng, nền nên bằng phẳng hoặc hơi dốc.
Nếu nền bằng phẳng nên tạo rãnh xung quanh và hố gom nhỏ để tránh nước ủ phân chảy ra ngoài khi tưới quá ẩm. Có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng để tận dụng mái che. Nếuủ
trong kho phải có thoát nước. Để
ủ 1 tấn phân ủ cần diện tích nền khoảng 3 m2.
+ Các bước ủ phân:
Bước 1. Thu gom các nguồn hữu cơ (đã tưới ẩm qua đêm) chất theo đống hoặc để trong bạt nhựa đục một lớp dày khoảng 20 cm.
Bước 2.
Tưới nước (hình4.2.5) vừa đủ ẩm, trong quátrình tưới dùng chân đạp đểđống hữu cơ được nén dẽ xuống.
Bước 3.
Rắc một lớp tro mỏng (hình 4.2.6).
Bước 4.
Cho vào một lớp phân chuồng (hình 4.2.7).
Bước 5.
Trộn chế phẩm vi sinh và nước gỉ mật: Chia đều chế phẩm và nước gỉ mật làm 5 phần. Cho 1 phần chế phẩm và nước gỉ mật vào ô doa nước khuấy đều và tưới lên đống ủ (hình 4.2.8).
Bước 6.
Cho thêm một lớpxác bã thực vật và tiếp tục lặplại thứ tự trên (bước 1 đến bước5) cho đến khi đống ủ cao khoảng 1,2 – 1,6 mét.
Bước 7.
Lớp xác bã thựcvậtsau cùng khi tưới nấmTrichoderma được vun lênthành mô (hình 4.2.10) để tránhđọng nước trên bạt.
Lưu ý: Cứ 7 – 10 ngày sau lại mở đống ủ ra kiểm tra, nếu thấy đống ủ khô thì tiến hành tưới nước và đảo đều đống ủ (làm như bước 9 – bước 11).
Trong khi ủ, không nên sử dụng trấu hoặc xơ dừa vì có nhiều chất chát sẽ làm cho nấm khó phát triển, không dùng nilon trong mà phải dùng bạt đục để
phủ đống ủ.
Nguồn nguyên liệu xác bã hữu cơ được xếp như sau: vật liệu khô (rơm rạ…..) để lớp dưới, tiếp đến vật liệu ướt như lục bình, thân dây rau màu còn tươi để lớp trên….
Khi ủ nhiệt độ đống ủ đã hạ xuống không còn nóng nữa (khoảng 6 tuần sau khi ủ) thì tưới vi sinh vật cố định đạm và hòa tan lân (nếu có).
+ Cách dùng
Thời gian ủ dài hay ngắn tuỳ theo loại nguyên liệu và mùa vụ, kéo dài từ 1-4 tháng. Khi kiểm tra thấy đống phân màu nâu đen, tơi xốp, có mùi chua nồng của dấm, thọc tay vào đống phân thấy ấm vừa tay là phân đã hoai mục (chín hoặc ngấu), hoàn toàn có thể đem sử dụng.
Phân dùng không hết nên đánh đống lại, che đậy cẩn thận hoặc đóng bao để dùng về sau. Phân ủ xong sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm và hiệu quả sử dụng đạt cao nhất trong một tháng khi phân ngấu.
Phân ủ chủ yếu dùng để bón lót cho các loại cây trồng, có thể sử dụng bón thúc đối với các loại rau và hoa. Cách bón tương tự như bón phân hữu cơ truyền thống khác.
Nên sử dụng phân ủ vi sinh bón cho sầu riêng vì tốn chi phí, tận dụng nguồn phế phẩm và phế thải trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất nguồn bệnh lây lan, bảo vệ môi trường sống trong lành. Nông dân ở vùng chăn nuôi nhỏ, lẻ có sẳn nguồn phân chuồng và nguồn xác bã thực vật cũng nên mạnh dạn ủ phân là góp phần đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
b. Phân vô cơ
Đối với cây sầu riêng cần bón các loại phân vô cơ chứa đạm, lân, kali và một số phân vi lượng. Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn phát triển mà lựa chọn các loại phân vô cơ để bón cho phù hợp.
* Ưu điểm của phân vô cơ:
– Đáp ứng nhanh kịp thời nhu cầu của cây.
– Hàm lượng dinh dưỡng thường cao, ổn định và dễ kiểm soát.
– Dễ vận chuyển, dễ sử dụng.
* Hạn chế của phân vô cơ:
– Sử dụng đơn độc lâu ngày đất bị chai cứng, chua, cây hấp thụ kém.
– Hạn chế vi sinh vật phát triển.
* Các loại phân chứa đạm
– Phân urê có tỷ lệ đạm cao nhất (44 – 48%); có khả năng thích nghi rộng, phát huy tác dụng trên nhiều loại đất. Phân có dạng viên màu trắng (hình 4.2.15), dễ tan trong nước và dễ hút ẩm.
Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau. Phân này bón thích hợp trên đất chua phèn. Phân urê được dùng để bón thúc hoặc cũng có thể dùng để bón lót. Có thể pha loãng theo nồng độ 0.5–1.5% để phun lên lá.
– Sunphat đạm (phân SA) chứa 20 – 21% nitơ (N) nguyên chất và 29% lưu huỳnh (S). Phân SA có dạng tinh thể mịn, hoặc viên, màu trắng ngà hoặc xám xanh (hình 4.2.18). Phân có mùi khai, vị mặn, hơi chua, dễ tan trong nước.
– Phân DAP (phốt phát amôn) chứa 18 % đạm và 46 % lân. Phân có dạng viên, màu xám (hình 4.2.20) hoặc trắng, dễ chảy nước, dễ tan trong nước và phát huy hiệu quả nhanh, dùng để bón lót, bón thúc đều tốt.
Phân dễ sử dụng, thích hợp ở đất nhiễm mặn. Cần bón phối hợp với các loại đạm khác.
– Phân amoni nitrat (hình 4.2.21):
có 33 – 35% N nguyên chất. Phân ở dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám, dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó bảo quản và sử dụng. Là loại phân sinh lý chua, thích hợp cho cây mía.
Các loại phân chứa lân:
Supe lân (hình 4.2.24) và Lân nung chảy (hình 4.2.23), chứa từ 15,5%-17% Ô-xít Phốt-pho (P2O5 hữu hiệu), chủ yếu được sản xuất trong nước từ nguyên liệu là quặng A-pa-tit do 4 nhà máy sản xuất là Su-pe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, Long Thành, Phân lân nung chảy Văn Điển và Phân lân nung chảy Ninh Bình.
Các loại phân kali:
Phân sunphat kali (K2SO4): Hình 4.2.25
Phân có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng. Phân dễ tan trong nước, ít hút ẩm nên ít vón cục. Hàm lượng kali nguyên chất trong sunphat kali là 45 – 50%. Ngoài ra trong phân còn chứa lưu huỳnh 18%.
Phân này có thể sử dụng thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây sầu riêng.
Sunphat kali là loại phân chua sinh lý. Sử dụng lâu trên một chân đất có thể làm tăng độ chua của đất. Không dùng sunphat kali liên tục nhiều năm trên các loại đất chua, vì phân có thể làm tăng thêm độ chua của đất.
Một số loại phân kali khác:
Phân kali – magiê sunphat có dạng bột mịn màu xám. Phân có hàm lượng K2O: 20 – 30%; MgO: 5 – 7%; S: 16 – 22%. Phân này được sử dụng có hiệu quả trên đất cát nghèo, đất bạc màu.
Phân “Agripac” của Canada có hàm lượng K2O là 61%. Đây là loại phân khô, hạt to, không vón cục, dễ bón, thường được dùng làm nguyên liệu để trộn với các loại phân bón khác sản xuất ra phân hỗn hợp.
Muối kali 40% có dạng muối trắng kết tinh có lẫn một ít vảy màu hồng nhạt. Ngoài hàm lượng kali chiếm 40% trong khối lượng phân, trong thành phần của phân còn có muối ăn với tỷ lệ cao hơn muối ăn trong phân clorua kali. Phân này cần được sử dụng hạn chế trên các loại đất mặn. Kali còn có trong các loại phân hỗn hợp NPK, một số dạng phân bón lá, đặc biệt có nhiều trong phân bón lá đặc chủng kali.
* Vôi: Thông thường người ta bón vôi để nâng cao độ pH của đất, để cải tạo lý, hoá tính của đất, xúc tiến quá trình phân giải chất hữu cơ, tăng cường sự sinh trưởng phát triển của VSVtrong đất, giải phóng lân bị cố định.
Thông thường sử dụng vôi bột để bón cho đất trồng sầu riêng (hình 4.2.27) nhưng nếu có điều kiện nên dùng Dolomit (hình 4.2.26) thay vôi để vừa cung cấp Canxi vừa cung cấp Magie cho sầu riêng .
Đất có độ pH ≤ 5,5 là phải bón vôi, nhưng phải bón nhiều năm liền để nâng độ pH lên chứ không nên bón nhiều 1 lần với số lượng lớn.
* Phân vi lượng
Phân vi lượng gồm những nguyên tố hóa học như Mg, S, Fe Zn, Mn, Cu, B, Mo… các nguyên tố hóa học này tham gia vào thành phần dinh dưỡng của cây trồng với một lượng rất nhỏ đến mức người ta ít nghĩ đến vai trò và tác dụng của chúng mặc dù trên thực tế các chất vi lượng là những tác nhân quan trọng tham gia vào các quá trình sinh lý, sinh hóa của cây trồng nói chung và cây sầu riêng nói riêng.
Chất vi lượng bón cho sầu riêng thường được phối hợp dưới hình thức một loại phân bón hỗn hợp nào đấy, có thể ở dạng thô sử dụng bón lót hoặc bón thúc, cũng có thể ở dạng dung dịch sử dụng phun vào lá.
Một số loại phân bón lá phổ biến hiện nay: Composition, Fetrilon-combi, Super vi lượng…(hình 4.2.28).
2.2. Tính lượng phân bón
– Giai đọan cây con và những năm đầu cho quả: Bón 5 – 10kg phân gà/gốc (hoặc phân hữu cơ đã hoai mục) kết hợp với phân vô cơ theo công thức N:P:K:Mg = 18:11:5:3 hoặc: 15:15:6:4. Liều lượng và số lần bón trong năm như bảng 4.2.1.
– Giai đoạn cho quả ổn định: Đối với cây có đường kính tán 5 – 6 m đang phát triển bình thường có thể bón như sau:
+ Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, bón phân hữu cơ hoai mục 20 – 30kg/cây (hoặc phân Humix, Dynamic lifter theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì) kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao theo công thức N:P:K:Mg (18:11:5:3) với liều lượng 2 – 3kg/cây.
+ Lần 2: Trước ra hoa 30 – 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N:P:K:Mg (10:50:17:2) với liều lượng 2 – 3kg/cây để giúp quá trình ra hoa dễ dàng.
+ Lần 3: Khi quả sầu riêng lớn bằng quả chôm chôm cần bón phân có hàm lượng kali cao theo công thức N:P:K:Mg (12:12:17:2) với liều lượng 2 – 3kg/cây.
+ Lần 4: Trước khi quả chín 1 tháng bón 2 – 3 kg phân như NPK (16-16-8) kết hợp với 1 – 1,5kg phân K2SO4 để tăng chất lượng quả.
Có thể sử dụng phân bón Komix chuyên dùng cho cây sầu riêng để bón cho cây với liều lượng như sau :
– Giai đoạn cây con và lúc bắt đầu cho quả: đầu mùa mưa mỗi gốc bón 3- 4 kg phân Lân hữu cơ vi sinh Komix và 20 kg phân Komix chuyên dùng cho Sầu Riêng, với lượng phân chuyên dùng này ta có thể chia làm 4 lần bón trong năm.
– Giai đoạn cây cho quả ổn định: bón hoàn toàn bằng phân Komix chuyên dùng cho sầu riêng, với liều lượng như sau:
- + Sau thu hoạch bón: 5 – 10kg phân Lân hữu cơ vi sinh Komix + 10kg phân chuyên dùng.
- + Trước khi cây ra hoa: bón 10 kg phân Komix chuyên dùng cho cây sầu riêng.
- + Khi quả sầu riêng to bằng quả chôm chôm: bón 10 kg phân Komix chuyên
dùng cho cây.
3. Chuẩn bị trước khi bón
3.1. Chuẩn bị phân bón
– Chuẩn bị phân bón chứa đạm: Phân urê có tỷ lệ đạm cao nhất (44 – 48%) hoặc Sunphat đạm (phân SA) chứa 20 – 21% nitơ (N) hoặc Phôtphat đạm (phốt phát amôn) chứa 16% đạm và 20% lân.
– Chuẩn bị phân bón chứa lân: Supe lân và Lân nung chảy, chứa từ 15,5% – 17% Ô-xít Phốt-pho (P2O5 hữu hiệu).
– Chuẩn bị phân bón chứa kali: Sun-phat Ka-li (SOP, K2SO4) chứa 50% Ô-xít Ka-li (K2O).
– Chuẩn bị phân bón lá: Composition, Fetrilon-combi, Super vi lượng..
– Chuẩn bị phân hữu cơ: Phân bò, phân gà, phân heo (lợn), phân hữu cơ vi sinh, phân dơi, phân cá …
3.2. Chuẩn bị dụng cụ để bón phân
– Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để bón phân: Cân trọng lượng, xô, chậu, thúng, túi nilon, máy bón phân…
4. Bón phân cho sầu riêng
4.1. Bón phân giai đoạn kiến thiết cơ bản
Bước 1.
Xác định thời điểm bón phân:
Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn kiến thiết cơ bản để xác định thời điểm bón phân cho phù hợp: Lượng NPK hoặc hỗn hợp phân được chia đều và bón nhiều lần trong năm (4 – 6 lần). Nếu có điều kiện nên bón hàng tháng sẽ cho kết quả tốt hơn. Có thể sử dụng thêm phân bón lá nếu cây phát triển kém, chú ý phun ở mặt dưới lá.
Phân hữu cơ và vôi: Bón 1 lần vào đầu mùa mưa.
Phân vi lượng: Phun 2 lần trong năm.
Bước 2.
Xác định cách bón phân
Bón gốc:
– Phân hữu cơ: Bón vào hố trước khi trồng hoặc rải quanh bồn ở phía ngoài rìa tán lá, xới nhẹ và đều.
– Phân vô cơ: Bón tập trung ở tầng đất mặt (cây sầu riêng có bộ rễ ăn nông chỉ từ 0 – 30 cm). Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản bộ rễ cây sầu riêng chưa phát triển mạnh nên bón quanh và cách gốc 20 cm tùy theo độ lớn của cây. Tủ lên một lớp đất mỏng và dùng lá cây, cỏ, tủ lên trên.
Phun trên lá:
Thường áp dụng đối với các loại phân vi lượng như Supper
Zinc K. Cần lưu ý sử dụng đúng nồng độ như khuyến cáo để tránh gây cháy lá hoặc ngộ độc. Để tăng hiệu quả của phân bón lá nên phun vào buổi sáng và phun mặt dưới của lá.
Bước 3. Tiến hành bón phân cho sầu riêng
–
Bón lót:
Trộn phân hữu cơ hoặc phân chuồng và vôi đều với đất vào hố/gốc và lấp hố trước khi trồng 15 – 30 ngày.
–
Bón thúc: Xới nhẹ đất trong tán, rải đều phân và phủ một lớp đất mỏng lên trên.
Bước 4. Tưới nước sau mỗi lần bón phân
Tưới nước đủ ẩm sau khi bón phân để phân hòa tan cho cây trồng dễ hấp thu nhưng không được tưới quá nhiều sẽ trôi mất phân.
Có thể kết hợp với các biện pháp tủ đất vừa giúp giữ ẩm vừa giảm lượng phân bay hơi.
4.2. Bón phân giai đoạn kinh doanh
Bước 1. Xác định thời điểm bón phân:
Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn kinh doanh để xác định thời điểm bón phân cho phù hợp:
Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, bón phân gà hoai mục 20 – 30 kg/cây (hoặc phân Humix, Dynamic lifter theo liều lượng khuyến cáo) kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao theo công thức N: P: K: Mg (18:11: 5: 3 hoặc 15:15: 6: 4) với liều lượng 2 – 3 kg/cây.
Lần 2: Trước ra hoa 30
– 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N: P: K (10: 50: 17) với liều lượng 2 – 3kg/cây để giúp quá trình ra hoa dễ dàng.
Lần 3: Khi quả sầu riêng to bằng quả chôm chôm cần bón phân có hàm lượng kali cao theo công thức N: P: K: Mg (12:12:17:2) với liều lượng 2 – 3 kg/cây.
Lần 4: Trước khi quả chín 01 tháng bón 2 – 3 kg phân NPK như NPK (16:16:8) kết hợp với 1 – 1,5 kg phân KNO3m để tăng chất lượng quả.
Nên chú ý, đây là lần bón phân thứ 4 sau khi thu hoạch vụ trước và cũng là lần bón phân cuối cùng của vụ quả năm này, lần bón phân này không bón trễ hơn 1 tháng trước thu hoạch. Bởi vì bón như vậy, sẽ có nhiều nguy cơ làm giảm phẩm chất quả như cơm quả bị sượng, bị nhão.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng kali cao để góp phần nâng cao năng suất phẩm chất quả. Có thể phun phân bón lá làm 5 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 sau khi đậu quả.
Bước 2. Xác định cách bón phân
Bón gốc:
– Phân hữu cơ: Bón rải quanh bồn ở phía ngoài rìa tán lá, xới nhẹ và đều hoặc đào rãnh rộng 10 – 30 cm, sâu 10 – 20 cm xung quanh đường kính tán (hình 4.2.29), bón xong lấp đất lại.
– Phân vô cơ (hình 4.2.30): Bón giống như thời kỳ kiến thiết cơ bản (xới đất nhẹ, rải phân trong tán, cách gốc 20 cm, lấp đất nhẹ, tưới nước và tủ gốc).
Phun trên lá:
Phun theo hướng dẫn trên bao bì theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.
Bước 3. Tiến hành bón phân cho sầu riêng
– Bón lót: Trộn phân hữu cơ hoặc phân chuồng và vôi đều với đất vào rãnh rồi lấp đất lại.
– Bón thúc:
Xới nhẹ đất trong tán, rải đều phân và phủ một lớp đất mỏng lên trên.
Bước 4. Tưới nước sau mỗi lần bón phân
Tưới nước đủ ẩm sau khi bón phân để phân hòa tan cho cây trồng dễ hấp thu nhưng không được tưới quá nhiều sẽ trôi mất phân.
Có thể kết hợp với các biện pháp tủ đất vừa giúp giữ ẩm vừa giảm lượng phân bay hơi.
Ghi chú:
– Khi bón phân kết hợp tưới nước vừa đủ ẩm: Bón phân xong cần tưới nước ngay và tủ gốc lại giữ ẩm giúp phân tan và giữ trong đất để cây hút từ từ.
– Vào tháng 2 và 3 không nên bón phân vì thời tiết nóng, đất khô, thiếu nước nên hiệu quả phân bón thấp.
– Đối với vùng đất có pH thấp nên dùng DAP bón thay NPK loại 16:16:8.
– Làm sạch cỏ xung quanh gốc sầu riêng; xén và bứng rễ cây trồng xen tạm thời hay bằng cách xén rãnh xung quanh bồn để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây sầu riêng.
– Hạn chế sự mất mát phân do bốc hơi, do nước chảy tràn bằng cách làm bồn, tủ gốc bằng lớp lá cây cỏ lên trên xung quanh gốc.
– Tránh bón phân lúc mưa to và lúc không có nước tưới.
– Làm bồn chỉ nên xới xáo vùng từ rìa tán lá ra phía ngoài, xới xáo nhẹ vùng bên trong tán lá vì xới xáo mạnh sẽ làm tổn thương rễ sầu riêng.
– Không sử dụng đơn độc phân vô cơ mà cần bón phân hữu cơ hàng năm.
5. Bón phân cho sầu riêng theo nguyên tắc 5 đúng
5.1. Bón đúng loại phân
– Cây sầu riêng yêu cầu phân gì thì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 3 loại chính là đạm – N, lân – P, kali – K. Lưu huỳnh (S) cũng rất cần nhưng với lượng ít hơn. Mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.
– Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất. Ở đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axit cao quá ngưỡng và trên nền đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
5.2. Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây sầu riêng
– Nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Ở giai đoạn sinh trưởng cần đạm hơn kali; ở thời kỳ phát triển quả lại cần kali hơn đạm. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.
– Trong suốt thời kỳ sống, cây sầu riêng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy khi bón phân nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm cho cây biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
– Bón phân có 3 thời kỳ: bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, tạo chồi lá mới) và bón rước hoa, nuôi hoa, bón nuôi quả…
5.3. Bón đúng điều kiện đất đai
Bón phân là hình thức bổ sung vào đất chất dinh dưỡng cho cây sầu riêng.
Ngoài ra, còn có các vi sinh vật đất phân hủy các chất hữu cơ sẵn có hoặc cố định N từ không khí vào đất, do vậy bón phân còn có tác dụng kích thích hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất. Nhờ đó cây được tăng cường cung cấp lượng các chất dinh dưỡng cân đối hơn. Bón phân không những cần cho cây sầu riêng mà còn giúp cho vi sinh vật đất phát triển hữu hiệu hơn.
5.4. Bón đúng lúc
Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của phân bón.
Mưa làm rửa trôi, trực di phân bón (phân chảy xuống tầng đất dưới), nắng khô làm phân bón khó tan và rất dễ bốc hơi, cây không còn nhiều dinh dưỡng để phát triển, đôi khi còn gây cháy lá, hư hoa, hư quả… Vì vậy, nên bón phân cho cây sầu riêng lúc sáng sớm, chiều mát tránh bón vào buổi trưa, ngày mưa lớn…
Bón đúng loại phân, bón đúng thời cơ, bón đúng đối tượng làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với hạn, thời tiết bất thường của môi trường và với sâu bệnh gây hại (ví dụ phân kali).
Bón phân không phải lúc nào cũng để cung cấp dinh dưỡng thúc đẩy cây sầu riêng phát triển mà còn có trường hợp phải dùng phân để tác động hãm bớt tốc độ sinh trưởng nhằm tăng tính chịu đựng của cây trước các yếu tố xấu phát sinh.
5.5. Bón đúng phương pháp
Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Tùy nhu cầu phát triển của mỗi giai đoạn mà có phương pháp bón thích hợp. Với phân bón gốc thì bón vào hố, rãnh theo vành tán lá hoặc rải đều trên mặt đất. Với phân bón lá thì phun đều trên lá, nếu ướt được cả 2 mặt lá thì càng tốt.
Bài viết liên quan
- Kỹ thuật xử lý ra hoa và làm bông cho cây sầu riêng hiệu quả
- Hormon thực vật, những chất điều hoà sinh trường trong cây
- Lân 86 có tác dụng như thế nào trong quá trình làm hoa cho sầu riêng
- Công dụng của MKP với cây sầu riêng trong quá trình làm bông
- Xử lý hoa cây sầu riêng hiệu quả nhất chỉ trong 5 bước