Như bà con nông dân đã biết thì mỗi loại cây trồng thích ứng hoặc phát triển tốt hơn đối với mỗi loại thổ nhưỡng khác nhau đặc biệt là độ pH của đất trồng nhưng độ pH phù hợp nhất với hầu hết các nhóm cây trồng là khoảng từ 5 -7.
Nhưng không phải thổ nhưỡng của bất kì vùng miền nào đều đạt độ pH chuẩn như vậy. Vì vậy với bài viết dưới đây của Viện Eakmat chúng tôi sẽ giới thiệu với bà con nông dân phương pháp điều chỉnh độ pH của đất trồng để góp phần giúp cây trồng có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, nước từ đó tạo nên năng suất và chất lượng tốt nhất. Mời bà con nông dân cùng theo dõi bài viết này nhé!
Trước khi tìm hiểu về các bước điều chỉnh độ pH của đất trồng thì chúng ta phải xác định được những lí do khiến cho đất bị chua có độ pH chênh lệch so với độ pH thích hợp cho cây trồng.
– Trong quá trình hệ sinh thái tự nhiên hoạt động thì những tác động bởi nước mưa, xói mòn hoặc trong quá trình chăm sóc đất trồng dư thừa lượng nước tưới đều dẫn đến hệ quả là đất bị chua. Khi đất bị rửa trôi sẽ mất đi các chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước, các chất kiềm như canxi (Ca), magie (Mg), kali (K), phốt pho (P)… điều đó làm cho đất bị chua.
– Đất bị chua là đất có độ pH đo được là nhỏ hơn 7, khoảng từ 5 – 7 là độ pH của đất chua ít, thích hợp cho cây trồng phát triển tốt, nếu độ pH thấp hơn 5 thì đây xác định là đất cực chua và cần cải tạo ngay.
– Ngoài ra trong quá trình trao đổi chất của cây làm phát sinh các chất axit hoặc bón phân khoáng có gốc axit như phân clorua kali (KCl), sunfat kali (K2SO4), suppe lân… là những nguyên nhân khiến đất bị chua.
– Cây trồng không chỉ cần phân bón mà còn cần một lượng lớn các chất kiềm mà khi các chất kiềm này bị rửa trôi cùng với việc cây hút các chất này thì sẽ khiến đất đã chua nay còn chua hơn có thể trở nên khó cải tạo hơn.
Sau khi ta đã xác định được những nguyên nhân gây ra tình trạng đất bị chua thì chúng ta sẽ có phương pháp khắc phục tình trạng này bằng cách điều chỉnh độ pH của đất như sau:
* Tiến hành đo độ pH của đất để xác định mức độ đất bị chua, sau khi có được kết quả và tùy loại đất thì bà con bón vôi theo từng chỉ số pH như sau:
Nội dung bài viết
Với đất có tỷ lệ cát cao:
+ Độ pH = 3,5 – 4,5: bón 1 tấn vôi/hecta (1 tạ/1000m2).
+ Độ pH = 4,5 – 5,5: bón 0,5 tấn vôi/hecta (50kg/1000m2).
+ Độ pH = 5,5 – 6,5: bón 0,25 tấn vôi/hecta (25kg/1000m2).
Với đất có tỷ lệ sét cao (đất nặng, đất thịt):
+ Độ pH = 3,5 – 4,5: bón 2 tấn vôi/hecta (2 tạ/1000m2)
+ Độ pH = 4,5 – 5,5: bón 1 tấn vôi/hecta (1 tạ/1000m2)
+ Độ pH = 5,5 – 6,5: bón 0,5 tấn vôi/hecta (50kg/1000m2)
* Bên cạnh việc bón vôi bà con cần kết hợp tiến hành đào xới đất để giúp vôi hòa lẫn đều vào đất.
* Nếu độ pH > 7 tức là đất bị kiềm hóa thì bà con bổ sung nhưng chất gây axit hóa như lưu huỳnh (S), sắt sunfat…
Với phương pháp cải tạo đất chua, đất kiềm bằng cách điều chỉnh độ pH thì sẽ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh, tăng năng suất cũng như chất lượng của cây trồng.
Ngoài ra bà con lưu ý đo độ pH của đất trồng thường xuyên để đảm bảo đất trồng có độ pH thích hợp nhất đồng thời có phương án cải tạo đất kịp thời.
Chúc bà con nông dân luôn mạnh khỏe và có một vụ mùa bội thu!
Bài viết liên quan
- Kỹ thuật xử lý ra hoa và làm bông cho cây sầu riêng hiệu quả
- Hormon thực vật, những chất điều hoà sinh trường trong cây
- Lân 86 có tác dụng như thế nào trong quá trình làm hoa cho sầu riêng
- Công dụng của MKP với cây sầu riêng trong quá trình làm bông
- Xử lý hoa cây sầu riêng hiệu quả nhất chỉ trong 5 bước