Sự khác nhau của phân hữu cơ và phân vô cơ. Nên sử dụng loại nào?

Sự khác biệt giữa phân hữu cơ và vô cơ. Cái nhìn khách quan nhất dành cho nhà nông. Kiến thức nông nghiệp 4.0 hội nhập với sự phát triển của thế giới.

Lời nói đầu

Phân hữu cơ và phân vô cơ đã quá quen thuộc với bà con nông dân cả nước. Tuy nhiên để nắm được tính chất cũng như đặc điểm của 2 loại phân trên thì không hẳn ai cũng biết. Chính vì lý do đó HTX Nam Tây Nguyên sẽ giới thiệu đến bà con những ưu và nhược điểm của hai loại phân ở trên.

Sự giống nhau về hai loại phân bón nói trên:

Tất cả các loại phân cũng vì một mục đích duy nhất là cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Đồng thời tăng sức đề kháng với sâu bệnh giúp cây phát triển tốt nhất.

Cả hai loại trên đều có tác dụng cung cấp làm phân bón lót, bón thúc, đều có thể phun trực tiếp lên lá của cây trồng.

Sự khác nhau:

Phân vô cơ (Phân hóa học): một số vùng miền còn gọi là phân khoáng hay hay phân bón khoáng. Cung cấp một hoặc nhiều chất vô cơ hóa học. Dưới dạng muối khoáng hòa tan trong nước để bón cho cây trồng. Có thể bón trực tiếp vào nền đất hoặc cung cấp qua lá nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của cây trồng.

phan bon vo co

Phân hữu cơ: Là những loại phân có nguồn gốc từ thiên nhiên, rác thải, chất thải của gia súc gia cầm, xác bã thực vật, những thụ phẩm của sản xuất nông nghiệp, than bùn..

phan bon huu co

Phân hữu cơ cung cấp đa, trung, vi lượng dưới dạng hữu cơ để sử dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Tuy nhiên phân hữu cơ hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại. Nên để nắm rõ hơn về phân hữu cơ bà con nên đọc thêm bài viết.

Phân loại các loại phân hữu cơ tại Việt Nam. Để cung cấp thêm thông tin về phân bón. Để áp dụng cho nhóm cây trồng bà con đang canh tác.

So sánh giữa phân vô cơ và hữu cơ

so sanh phan bon huu co va vo co
Đặc điểmPhân Hóa họcPhân Hữu cơ
Nguồn gốcPhân hóa học có nguồn gốc từ những chất hóa học phản ứng với nhau, đa phần đã trải qua quá trình chế biến dưới quy mô công nghiệp. Sau khi chế biến, phân hóa học đã được thay đổi cấu tạo ở dạng cây trồng dễ hấp thu nhất.Phân hữu cơ thiên về tự nhiên hơn vì có nguồn gốc từ những hữu cơ tự nhiên như rác thải hữu cơ, phần động vật, vi sinh vật có lợi cho cây trồng trong tự nhiên.
Phân hữu cơ cần có thời gian để phân hủy sang dạng dễ tan, cây trồng dễ hấp thụ.
Thành phầnGồm các muối vô cơ tự nhiên hoặc tổng hợp của các nguyên tố: N, P, K, Ca, Mg…Các nguyên tố cần thiết cho cây như N, P, K, Ca, Mg… dưới dạng hợp chất hữu cơ: acid amin, Humic, Fulvic, đường mía,…(C, H, O, N hữu cơ)
Phân loạiTheo nhu cầu:
+ Đa lượng: là những chất mà cây cần nhiều .
Trung lượng: là những chất cây cần khá nhiều
Vi lượng: là những chất cây cần rất ít.
Theo thành phần:
Phân đơn: là những phân chỉ chứa 1 nguyên tố cần thiết cho cây như (Urea chứa N, KCl chứa K, Lân chứa P,…)
Phân phức hợp: chứa nhiều nguyên tố đa lượng (NPK, DAP, SA…)
Theo nguồn gốc: phân xanh, phân rác, phân chuồng, …
Thành phần: Phân hữu cơ, phân sinh học, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh..
Tác động lên cây trồngVì đã được chế biến nên cây có thể hấp thụ ngay khi bón cho hiệu quả tức thời.
Sau khi bón phân, cây cho biểu hiện ngay trên cây trồng, tuy nhiên những dinh dưỡng này cũng nhanh tan trong nước, nhanh bị rửa trôi rồi nhanh mất tác dụng.
Khi sử dụng quá nhiều, cây sẽ bị ngộ độc và gặp nhiều bệnh hơn.
Cách sử dụng đa dạng, bón qua lá, bón thúc, bón lót.
Cây sử dụng từ từ theo quá trình phân hủy của các chất hữu cơ. 
Tuy hiệu quả chậm nhưng lại lâu dài, bền vững.
Sử dụng càng nhiều càng có lợi, giúp đất tơi xốp màu mỡ hơn, cây trồng hấp thụ từ từ không bị ngộ độc
 
Sử dụng chủ yếu là bón gốc, chỉ có ít loại phân bón qua lá.
Tác động lên môi trườngGiảm pH trong đất, thay đổi môi trường đất, đồng thời pH thấp cũng không phù hợp cho những vi sinh vật có lợi sinh sống.
Đất bạc màu, bị chua khi sử dụng lâu dài.
Khi phân tan trong nước và ngấm xuống mạch nước ngầm hay ra các nguồn nước chảy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
Phân hóa học cũng gây ra hiệu ứng nhà kính do có nhiều khí thải trong quá trình sản xuất.
Phân hữu cơ giúp cân bằng pH cho đất đồng thời tạo môi trường cho các vi sinh vật phát triển.
Phân hữu cơ giúp đất tơi xốp, phì nhiêu và màu mỡ hơn.
Phân hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường nếu được xử lý trước khi bón.
Phân hữu cơ được làm từ rác thải hữu cơ, không những làm môi trường đất tốt hơn mà còn làm giảm lượng rác thải.
Ưu điểmDễ bảo quản, dễ sử dụng.
Có thể sử dụng ngay khi mua mà không tốn thời gian xử lý.
Cây trồng hấp thụ nhanh và cho hiệu quả lập tức.
Cây dễ sử dụng, nhiều cách cung cấp.
Giá thành phân hóa học vừa túi tiền.
Hiệu quả lâu dài, bền vững, cây không bị ngộ độc khi bón nhiều.
Không tác động xấu đến môi trường, làm giảm rác thải tự nhiên.
Dễ tự làm phân ngay tại nhà, không cần qua quy mô công nghiệp.
Có thể tận dụng những phế phẩm trong sản xuất để tăng hiệu quả.
Đảm bảo an toàn thực phẩm hơn, không tồn dư chất hóa học.
Nông sản sạch sẽ có thị trường mở rộng hơn.
Tự làm phân sẽ giảm chi phí canh tác.
Nhược điểmKhông thể tự làm tại nhà, nếu mua nhiều thì cũng rất tốn kém.
Gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
Gây thoái hóa, bạc màu đất.
Nông sản tồn dư hóa học sẽ khó thâm nhập thị trường khó tính.
Sử dụng nhiều sẽ gây ngộ độc cho cây và người tiêu dùng.
Gây mất cân bằng sinh thái trong môi trường đất.
Phải tốn công và thời gian xử lý (ủ, khử mùi, trộn,…) mới có thể sử dụng được.
Nếu không xử lý kỹ sẽ mang mầm bệnh đến cho cây.
Giá thành phân hữu cơ không quá cao so với phân hóa học nhưng an toàn.
Có thể tự làm tại nhà để tiết kiệm chi phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *