Để canh tác tốt một giống cây trồng, điều thiết yếu nhất chính là hiển được cây trồng. Vì thế chúng tôi đề xuất bà con nên đọc và tìm hiểu nguồn gốc của cây Mắc ca “Một trong số giống cây trồng mang nhiều dinh dưỡng và có tiềm năng kinh tế tốt tại Việt Nam”
Nội dung bài viết
Nguồn gốc của cây Mắc ca (Macadamia)
Trính dẫn tài liệu của Nguyễn Công Tạng
Năm 1857, hai nhà thực vật học B.F. Von. Mueller và Walter Hill phát hiện cây Mắc-ca từ cây hoang dại ở Australia. Năm 1858, đã đưa vào trồng trọt thành công. Cho đến nay, tuổi đời thuần hoá cây Mắc ca mới được 145 năm, từ đó, Mắc-ca đã trở thành một trong những cây nông nghiệp trẻ nhất trong lịch sử các loại cây nông nghiệp của loài người.
Cây Mắc-ca là một loại cây quả khố, phần ăn được là nhân của hạt. Nhân Mắc-ca giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất. béo, ăn ngon, gáy, bùi, thơm hơn hẳn những sản phẩm chế biển từ hạt điều, lạc …. đang trở thành một loại thực phẩm có nhu cầu lớn của thị trường thế giới.
Là một cây ăn quả quý nhưng lại hiếm, Mắc-ca được trồng chủ yếu ở Australia và Mỹ, ngoài ra còn gần hai chục nước khác cũng đang có trồng, nhưng chưa nhiều.
Từ năm 1994, một số nhà khoa học đã đưa một số cây Mắc-ca vào trồng thử nghiệm ở nước ta. Năm 2002, tỉnh Nghệ An đã tiến hành trồng thử nghiệm trên diện tích khoảng 10 ha. Từ năm 2003 trở đi, diện tích trồng thử nghiệm ở một số địa phương có thể sẽ lớn hơn nhiều.
Để có thêm nguồn thông tin về loài cây ăn quả mới lạ này, đồng thời để có nguồn tư liệt cung cấp cho những nhà sản xuất thử nghiệm trồng cây Mắc-ca ở nước ta, năm 2002, tác giả đã trực tiếp đi khảo sát nghệ sản xuất Mắc-ca ở bang Queensland thuộc Australia và thu thập thêm tài liệu của một số nước khác để viết cuốn sách nhỏ này giới thiệu với bạn đọc.
Nước ta đưa vào thử nghiệm trồng cây Mắc-ca quá chậm, chưa được 10 năm, chậm hơn Trung Quốc tới 15 năm. Thời gian còn quá ngắn để đưa ra những lời giải có đủ sức thuyết phục đối với ngành sản xuất này ở nước ta.
Trong quá trình thử nghiệm nhằm khám phá ngành sản xuất hàng hoá mới có lợi thế cạnh tranh, phải vừa làm vừa nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm từ thực tiện nước ta và các nước trên thế giới, để trong tương lai gần, hy vọng sẽ có nhiều tư liệu đầy đủ, chuẩn xác hơn về cây Mắc-ca nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các bạn đọc.
Đọc thêm bài viết: Bán giống cây Mắc ca (maccadamia) Giống OC và H2
Giá trị thực tế của cây Mắc ca
Cây Mắc-ca Australia còn gọi là cây quả Hawaii, cây hạch đào Australia, cây quả khô Queensland. Khi đưa vào Việt Nam, gọi là cây Mắc-ca.
Cây Mắc-ca thuộc chi Macadamia, họ Proteaceae, là cây quả khô thân gỗ. Bộ phận ăn được là nhân hạt, có thể ăn tươi, xào, chiên, ăn dòn, béo ngậy, có mùi thơm của sữa, rất ngon miệng.
Thường sử dụng nhân Mắc-ca để làm mặt hàng thực phẩm chiên, làm nhân số cô la, sản xuất hàng mỹ phẩm .v.v..
Hàm lượng các loại chất đinh dưỡng trong quả Mắc-ca rất phong phú (bảng 1.1)
Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng trong nhân Mắc-ca
Hàm lượng chất béo trong nhân rất cao, có tới trên 78%, trong khi đó hàm lượng chất béo trong lạc nhân chỉ có 44,8%, trong nhân điều 47%, trong hạnh nhân 51%, trong hạch đào cũng chỉ 63%.
Ngoài chất béo, trong nhân còn chứa nhiều protit. và hydratcacbon, nhiều chất khoáng, vitamin B1, B2, axit nicotic. Trong một kg nhân, lại còn có 6,4-18g vitamin E.
Bảng 1.2. Tỷ lệ các loại axit béo trong dầu Mắc-ca (%)
Dầu trong nhân Mác-ca có trên 84% là axit béo không no, Trong axit béo không nó, có một số loại axit béo không no mà cơ thể người không tự tổng hợp được, khi ăn vào, giảm bớt dược cholesteron, có tác dụng phòng trị bệnh xơ cứng động mạch (bảng 1.2).
Trong protit của nhân Mắc-ca, có gần 20 loại axit amin, trong đó, có 10 loại axit amin mà cơ thể người không tự tổng hợp được, phải lấy từ thức ăn (bảng 1.3). Vì vậy, nhân Mắc-ca là một loại sản phẩm cao cấp, ngon, bổ, chứa nhiều chất béo, giàu nhiệt năng, có lợi cho sức khoẻ con người.
Bảng 1.3. Thành phần axit amin trong dầu Mắc-ca
Chúng tôi mong muốn qua bài viết này bà con đã hiểu qua về cây Mắc Ca, để đặt mua giống cây bà con có thể liên hệ trực tiếp với số điện thoại. 0914.599.143