Kỹ thuật chăm sóc cà phê chè. Cách trồng cà phê Arabica. Mật độ cũng như những giai đoạn chuẩn bị trước khi hạ giống.
Để có một vụa mùa bội thu với giống cà phê chè. Ngoài việc phân bón thường niên thì anh chị cần bổ sung thêm kỹ thuật trồng và chăm sóc. Để hiểu hơn về giống cà phê Aribica này.
Trước kia Hiến đã cập nhật bài viết : Kỹ thuật ươm hạt giống cà phê chè. Nếu anh chị nào chưa xem qua thì có thể vào để bổ sung thêm thông tin về giống cà chè.
Sau khi đã hoàn thành quá trình ươm hạt giống và có cây con. Thì sau đây sẽ là phần kỹ thật chăm sóc cà phê chè làm sao để hiệu quả nhất.
Bản quyền nội dung:
Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Lâm Đồng
Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Lâm Đồng
Nội dung bài viết
Các bước chuẩn bị trước khi trồng cà phê chè
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng phải ở trong vùng trồng thích hợp và đất trồng phải là đất tốt, tầng đất dày, tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng. Các loại đất Bazan, pooc phia, granit, gnei phiến thạch sét đều trồng được cà phê chè nếu có những tiêu chuẩn sau đây:
Tầng dầy trên 70cm, độ xốp trên 60%, hàm lượng hữu cơ trên 2,5%, độ chua pHKCL > 4,5. Mực nước ngầm cách mặt đất 1m, độ dốc dưới 200. Đất đã trồng các cây lâm nghiệp, cây ăn quả hết nhiệm kỳ kinh tế, vườn cà phê già cỗi… muốn sử dụng trồng mới cà phê phải bày bừa, rà rễ, đưa hết tàn dư thực vật đem huỷ rồi trồng cải tạo đất 3 – 4 vụ liên tục bằng cây họ đậu, xử lý an toàn sâu bệnh mới được trồng cà phê.
Thiết kế vườn cây trồng
Nếu khu đất có diện tích lớn, địa hình ít phân cắt cần thiết kế thành từng khoảnh 10-15ha, chiều dài theo đường đồng mức. Trong khoảnh chia ra từng lô khoảng 1ha (50 x 200m). Nếu diện tích đất hẹp, địa hình phân cắt mạnh thì chia lô theo đường phân cách của địa hình, giữa các lô theo địa hình xây dựng các đường phân lô rộng 2-3m theo đường đồng mức. Mật độ này áp dụng chính xác cho từng vùng đất. Đây cũng là kỹ thuật trồng cà phê theo phương pháp tiên tiến.
Thiết kế hàng cà phê theo đường đồng mức nếu trồng trên đất dốc. Mật độ trồng phụ thuộc vào giống và độ dốc.
Đào hố và ủ phân trong hố
Đào hố phải hoàn thành trước khi trồng mới ít nhất là 2 tháng.
Đối với cà phê chè kích thước hố thích hợp 40cm x 40cm x 50cm.
Ủ trộn phân: Sau đào hố khoảng 1 tháng, lấy phân hữu cơ + lân trộn đều với đất mặt và lấp xuống hố, lấp đến đâu dùng chân nén chặt đến đấy. Hỗn hợp đất lân cao hơn miệng hố khoảng 10-15cm. Liều lượng phân cho 1 hố: Phân hữu cơ: 10-20kg + 0,3kg lân nung chảy. Nếu không đủ phân chuồng thì dùng cây phân hữu cơ đóng bao.
Trồng cà phê chè
Thời vụ trồng
Bắt đầu trồng vào đầu mùa mưa, kết thúc trồng trước khi vào mùa khô 1-2 tháng. Trồng tốt nhất từ tháng 6 đến 15/8 hàng năm.
Cách trồng:
Đất trong hố trồng cà phê cần đảo trộn đều, dùng cuốc móc 1 lỗ nhỏ giữa hố. Dùng dao rạch và bóc bầu ni lông, cắt xén đáy bầu, nhẹ nhàng đặt cây vào giữa hố, điều chỉnh cây đứng thẳng, lấp đất, nén chặt, mặt bầu cách mặt đất 10-15cm, mỗi hố trồng 1 cây.
Làm bồn
Tiến hành đào bồn chung quanh gốc cây cà phê để hạn chế xói mòn rửa trôi trong mùa mưa và chứa nước tưới trong mùa khô. Công việc đào bồn phải được tiến hành trước mùa khô từ 1-2 tháng. Trong năm đầu bồn được đào theo hình vuông với kích thước rộng 1m, sâu từ 0,15 đến 0,2m, các năm sau bồn được mở rộng theo tán cây cho đến khi bồn đạt được kích thước ổn định: rộng 1-1,5m và sâu từ 0,15 đến 0,2m. Khi vét đất tạo bồn cần hạn chế tối đa gây thương tổn cho rễ cà phê.
Tủ gốc
Khi làm bồn xong, dùng rơm, rạ, cỏ tủ gốc, có thể tủ quanh gốc hoặc tủ theo băng với độ dầy từ 10 – 20cm, tủ cách xa gốc khoảng 5 – 10cm để tránh mối làm hại cây.
Mật độ và khoảng cách trồng
Giống cà phê chè | Độ dốc <80 | Độ dốc >80 | ||
Khoảng cách (m) | Mật độ (cây/ha) | Khoảng cách (m) | Mật độ (cây/ha) | |
Các giống thấp cây: Catimor Caturra, Catuai, ,… | 2 x1,0 | 5.000 | 2 x 0,8 | 6.250 |
Các giống cao cây: Typica, Bourbon, Mondonovo… | 2,5 x 1,5 | 2.667 | 2,5 x 1,0 | 4.000 |
Hàng cà phê phải trồng theo đường đồng mức, kích thước hố tối thiểu là: Dài 40cm, rộng 40cm, sâu 50cm đối với các giống cà phê thấp cây.
Dài 50cm, rộng 50cm, sâu 60cm đối với các giống cà phê cao cây.
Trồng cây che bóng và cây đai rừng:
Cây che bóng chia làm 2 loại:
Cây đai rừng:
Đai rừng chắn gió thẳng góc, hoặc lệch 600 so với hướng gió chính, rộng 6-9m. Khoảng cách đai rừng tuỳ theo kích thước của khoảnh. Có thể trồng hai hàng cây muồng đen (Cassia siamia Lamk) hàng cách hàng 2m, cây cách cây 2m hoặc 3 hàng cây bạch đàn (Eucalyptus sp), cây tràm hoa vàng(Acacia auriculiformis), cây keo tai tượng (Acacia mangium) hàng cách hàng 1m, cây cách cây 1-2m trồng nanh sấu, ngoài đai rừng chính còn có các đai rừng phụ trồng thẳng góc với đai rừng chính, một hàng cây keo tai tượng, tràm hoa vàng hoặc cây ăn quả.
Thiết kế đai rừng kết hợp thiết kế lô khoảnh. Nếu có điều kiện thì trồng đai rừng trước lúc trồng cà phê 1-2 tháng. Trên đỉnh đồi nên trồng cây rừng dày đặc để hạn chế xói mòn.
Cây che bóng
Cây che bóng lâu dài dùng các loại sau đây:
Cây muồng đen: khoảng cách trồng 20 x 20 m/cây.
Cây keo dậu (Leucaena glauca Benth), cây muồng lá nhọn (Cassia tora) khoảng cách trồng 10 x 10 m/cây.
Các loại cây này được gieo trồng vào bầu và chăm sóc cẩn thận, khi đạt độ cao 30-40cm mới đem ra trồng. Vị trí trồng cây che bóng là ở trên hàng, giữa hai cây cà phê. Cây che bóng được trồng đồng thời với lúc trồng cà phê.
Khi cây che bóng phát triển tốt, phải thường xuyên rong tỉa bớt cành ngang, tán cây che bóng cách tán cà phê ít nhất 2-3m ở thời kỳ đầu và 4m trở lên ở thời kỳ kinh doanh.
Cà phê trong vườn hộ gia đình, sử dụng cây bơ, sầu riêng, hồng, tiêu, hoa hoè…trồng xen hoặc trồng xung quanh vườn, khoảng cách trồng 20×15 m/cây để tăng thu nhập kết hợp với làm cây che bóng, nhưng phải bón phân đầy đủ và tỉa cành ngang, tạo hình thích hợp theo từng loại cây.
Cây che bóng tạm thời:
Cây cốt khí (Tephrosia candida DC), muồng hoa vàng (Cassia surattensis Burm), đậu công (Flemingia congesta) là những cây che bóng chắn gió tạm thời, thích hợp cho cà phê kiến thiết cơ bản. Hạt gieo vào đầu mùa mưa giữa hai hàng cà phê, khoảng cách 2-3 hàng cà phê gieo một hàng cây che bóng, khi cây phát triển tốt, cành chen tán cà phê thì rong tỉa cành lá ép xanh vào gốc cà phê.
Trồng xen cây họ đậu:
Vườn cà phê chè ba năm đầu, cây chưa giao tán nên trồng xen cây đậu đỗ ăn hạt và cây phân xanh họ đậu giữa hai hàng cà phê để tăng thêm thu nhập, bảo vệ cải tạo đất và cung cấp sinh khối hữu cơ chất lượng cao cho cây.
Các cây đậu đỗ ăn hạt như lạc, đậu hồng đào, đậu tương, đậu đen…gieo vào đầu hoặc giữa vụ mưa, bón phân và chăm sóc theo yêu cầu của cây, sau khi thu hoạch củ, hạt xong thì tủ thân lá vào gốc cà phê hoặc đào rãnh vùi vào đất.
Các cây phân xanh họ đậu như muồng hoa vàng, đậu công, đậu triều (Cajanus indicus Spreng); đậu mèo ngồi (Capavalia ensiformis DC), trinh nữ không gai (Mimosa invisa var inermis) gieo vào các tháng trong vụ mưa, khi ra hoa thì cắt thân lá vùi vào đất, một năm có thể cắt thân lá 2-3 lần.
Các cây trồng xen phải cách gốc cà phê 40-50cm, không gieo xen cây cốt khí, ngô, sắn, lúa vào vườn cà phê.
Thiết lập băng chống xói mòn: Trên các địa hình đất quá dốc thì nhất thiết phải trồng băng cây chắn, hạn chế xói mòn. Có thể dùng cỏ Vetiver, trồng theo đường đồng mức, băng này cách băng kia khoảng 15-20cm.
Trồng dặm
Nếu phát hiện thấy cây chết hoặc phát triển kém thì cần trồng dặm. Công việc trồng dặm cần kết thúc trước khi hết mùa mưa từ 1,5 đến 2 tháng, khi trồng dặm chỉ cần móc hố và trồng lại trên các hố có cây chết.
Xới xáo, làm cỏ:
Đối với cà phê KTCB phải làm sạch cỏ thành băng dọc theo hàng cà phê với chiều rộng lớn hơn tán cây cà phê mỗi bên 0,5m. Mỗi năm làm cỏ 5-6 lần. Đối với cà phê kinh doanh cần làm sạch cỏ 3-4 lần trong năm trên toàn bộ diện tích. Để diệt trừ các loại cỏ lâu năm, có khả năng sinh sản vô tính như cỏ tranh, cỏ gấu… có thể dùng hóa chất diệt cỏ có hoạt chất glyphosate. Phun vào lúc cỏ sinh trưởng mạnh (cỏ tranh cao 30-40cm, cỏ gấu cao 10-15cm). Hàng năm vào đầu mùa khô phải tiến hành diệt cỏ dại chung quanh vườn cà phê để chống cháy.
Để hoàn thiện hơn bài viết kỹ thuật chăm sóc cà phê chè. Bà con có thể góp ý bằng cách để lại bình luận ở phía dưới.