Đối với việc trồng tiêu thì ngoài vấn đề giống tiêu ra thì bà con nông dân cần phải quan tâm đến loại trụ để tiêu leo, nên chọn loại trụ nào cho thích hợp với giống và địa hình thổ nhưỡng vườn tiêu?
Vì vậy bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con nông dân một số loại trụ tiêu phổ biến cũng như ưu điểm và nhược điểm của mỗi loại. Mời bà con nông dân cùng theo dõi bài viết nhé!
Nội dung bài viết
Định nghĩa về trụ tiêu
Ban đầu, tiêu có nguồn gốc từ nơi hoang dã, là một loại cây dây leo như cây giầu không vì vậy để sinh trưởng tiêu cần bám lên các thân cây, vách đã hoặc bò lan sát mặt đất.
Trong trồng trọt, người nông dân thường dùng cọc cây gỗ, trụ gạch hoặc bê tông, hoặc thân cây sống như keo, vông… để tạo chỗ bám cho dây tiêu leo lên và tất cả những loại trên thường được gọi là trụ tiêu.
Vì là một loại cây dây leo nên trụ tiêu đối với cây tiêu rất quan trọng như thể chúng là một dạng cộng sinh vậy; nếu trong thời gian trồng tiêu, trụ tiêu bị gãy đổ, hư hỏng hoặc chết thì cây tiêu có thể chết theo hoặc năng suất bị giảm sút.
Một số loại trụ tiêu phổ biến:
– Trụ tiêu sống như cây keo, vông, núc nác, cây gòn…
– Trụ tiêu chết:
+ Trụ tiêu bằng cọc bê tông
+ Trụ tiêu bằng gạch
+ Trụ tiêu bằng cây cọc gỗ (gỗ cây viết, tram, kiền kiền, sỏi mật, xoan rừng)
+ Trụ tạm
Đặc điểm của mỗi loại trụ tiêu
Trụ tiêu sống
Tức là ta dùng cây còn sống để làm trụ cho dây tiêu bám vào, trụ tiêu loại này sẽ sinh trưởng và phát triển song song với cây tiêu.
Đối với loại này nếu bà con muốn áp dụng thì cần chú ý những yêu cầu như sau:
– Cây sinh trưởng nhanh, phân cành ít, thân cây chắc.
– Cây phải thuộc loại rễ cọc ăn sâu, hạn chế gãy đổ và cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây tiêu.
– Vỏ cây sần sùi tạo điều kiện cho dây tiêu leo bám.
– Lá thưa, tán thoáng, khả năng hồi phục cao.
– Ít nhiễm sâu bệnh hại.
Ưu điểm trụ tiêu sống
– Tuổi thọ cao hơn cây tiêu có thể tái sử dụng dễ dàng.
– Chi phí thấp, dễ tìm mua.
– Chắn bóng, chắn gió cho cây tiêu đặc biệt là giai đoạn đầu.
– Lá có thể vừa tạo bóng râm vừa tạo thành mùn ủ gốc cho cây tiêu rất thuận lợi.
– Một số rễ cây trụ sống có khả năng cải tạo đất, giúp cây tiêu phát triển.
Hiện nay Viện Eakmat đang cung cấp những giống cây làm trụ tiêu sống:
Nhược điểm trụ tiêu sống
– Thường xuyên phải rong tỉa cành, hãm ngọn tốn nhân công lao động
– Thời gian quy hoạch kiến tạo vườn tiêu khá lâu (cần phải có thời gian để trụ sống phát triển mới có thể thả tiêu giống được).
– Một số loại cây trụ sống cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây tiêu.
Trụ tiêu chết
Trụ tiêu bằng gạch
Trụ tiêu bằng gạch thường xây theo dạng tháp nhỏ dần về phía trên, xây không tô, để gạch trần, rỗng bên trong, vách trụ có lỗ hổng. Không nhất thiết phải xây bằng gạch bà con có thể thay bằng đá nếu sẵn có.
Đối với loại này nếu bà con muốn áp dụng thì cần chú ý những yêu cầu như sau:
– Chiều cao tối thiểu là 1,5m.
– Đường kính đáy 1 – 1,2m.
– Đường kính ngọn 0,6 – 0,7m.
– Móng trụ sâu 0,5m.
– Hình trụ tròn hoặc vuông.
– Thân trụ rỗng, khoảng cách giữa các lỗ là 10cm.
* Ưu điểm:
– Nguyên liệu sẵn có.
– Tuổi thọ cao.
– Trồng được nhiều bầu tiêu hơn, cho năng suất cao và ổn định.
– Không mất thời gian quy hoạch và kiến tạo vườn tiêu.
* Nhược điểm
– Chi phí đầu tư cao.
– Các vật liệu xây trụ hút nhiệt và thoát nước nhanh làm trụ tiêu trở nên nóng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây tiêu trong giai đoạn đầu.
Trụ tiêu bằng bê tông
Là loại trụ được đúc bằng bê tông có cốt thép, hình dạng giống với các loại cọc dùng để dựng hàng rào lưới B40 nhưng cao hơn (khoảng 2,5 đến 3m).
* Ưu điểm:
– Nguyên liệu sẵn có.
– Tuổi thọ cao, có khả năng “bất tử” trừ những trường hợp bất ngờ do thiên tai.
– Mật độ trồng dày, nâng cao năng suất.
– Không tốn thời gian quy hoạch và kiến tạo vườn tiêu.
– Không cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây tiêu.
* Nhược điểm
– Chi phí đầu tư cao, tốn kém.
– Trụ nặng nên dựng cao sẽ dễ gãy đổ.
– Cây tiêu thường mau già cỗi.
– Trụ không thấm nước nên mùa khô trụ hấp thụ nhiệt ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây tiêu.
Trụ tiêu bằng cọc gỗ
Là loại dùng gỗ (thân cây đã hóa gỗ, được cưa bỏ ngọn và gốc) chôn sâu xuống đất và cho tiêu leo bám vào phần nổi trên mặt đất.
Đối với loại này nếu bà con muốn áp dụng thì cần chú ý những yêu cầu như sau:
– Gỗ tốt, chắc, khắc chế hoặc chịu được mối mọt, thân thẳng.
– Đường kính trụ khoảng 15 đến 20cm.
– Độ cao từ 3 đến 5m.
* Ưu điểm
– Không cạnh tranh chất dinh dưỡng, ánh sáng với cây tiêu.
– Tiết kiệm diện tích, tăng mật độ trồng tiêu.
– Không phải tiến hành công đoạn rong tỉa, hãm ngọn mỗi năm.
– Thời gian kiến tạo và quy hoạch vườn tiêu nhanh, sau khi chôn trụ có thể thả tiêu ngay.
* Nhược điểm
– Tuổi thọ thấp, chi phí đầu tư cao.
– Thay trụ tốn kém, phức tạp, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tiêu.
– Tăng nguy cơ phá rừng làm trụ tiêu.
Trụ tạm trồng tiêu
Đây là dạng kết hợp sử dụng đồng thời trụ tiêu sống và trụ tiêu chết, phát huy được ưu điểm cũng như hạn chết được một số nhược điểm của mỗi loại trụ. Phương án cụ thể như sau:
Ngay khi tiến hành trồng tiêu, bà con nông dân trồng song song trụ tiêu sống và trụ tạm (trụ bằng cọc bê tông hoặc cọc gỗ, dễ dàng thu hồi, chiều cao khoảng 2 đến 2,5m).
Ta thả tiêu cho tiêu leo bám vào trụ tạm sau một thời gian trụ tiêu sống đủ lớn (cây có đường kính thân 10cm) ta chuyển dần dây tiêu sang trụ sống và tiến hành thu hồi trụ tạm có thể tái sử dụng làm hàng rào hoặc sử dụng vào phương án cá nhân.
Như vậy, cây tiêu sẽ sinh trưởng và phát triển trên trụ tiêu sống mà không phải mất thời gian chờ đợi trụ tiêu sống đủ lớn và tán cây có thể tận dụng che bóng che nắng cho tiêu trong giai đoạn đầu.
Tùy thuộc vào điều kiện của hộ gia đình và địa hình thổ nhưỡng mà bà con nông dân lựa chọn phương án trụ tiêu phù hợp để thả tiêu và thu được kết quả tốt nhất.
Chúc bà con nông dân có những vụ mùa bội thu.
Để mua những giống tiêu chất lượng bà con hãy liên hệ với Viện Eakmat.
- Bán tiêu giống Srilanka – Giống tiêu mới mang lại hiệu quả kinh tế
- Giống tiêu Vĩnh Linh chống chịu sâu bệnh nâng suất tốt
Bài viết liên quan
- Kỹ thuật xử lý ra hoa và làm bông cho cây sầu riêng hiệu quả
- Hormon thực vật, những chất điều hoà sinh trường trong cây
- Lân 86 có tác dụng như thế nào trong quá trình làm hoa cho sầu riêng
- Công dụng của MKP với cây sầu riêng trong quá trình làm bông
- Xử lý hoa cây sầu riêng hiệu quả nhất chỉ trong 5 bước