Bệnh thối trái ở cây sầu riêng nguyên nhân dấu hiệu và biện pháp phòng trừ

Có thể nói hiện nay sầu riêng là một loại cây ăn quả mang lại nguồn lợi nhuận cao cho bà con nông dân bởi mùi vị đặc trưng thơm ngon và giá trị dinh dưỡng của quả đối với sức khỏe của con người thu hút đa số người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm.

benh thoi trai sau rieng

Tuy nhiên đối với bà con nông dân trồng cây sầu riêng thì không thể không chú tâm đến một số loại bệnh hại trực tiếp đến quả của sầu riêng như bệnh thối trái, vì bệnh gây hại nghiêm trọng đến quả nên có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng của quả từ đó ảnh hưởng đến giá thành và nguồn thu của bà con.

Vì vậy bài viết dưới đây của Viện Cây trồng chúng tôi sẽ cùng bà con nông dân tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu cũng như biện pháp phòng trừ bệnh thối trái ở cây sầu riêng.

Nguyên nhân gây ra bệnh thối trái ở cây sầu riêng

– Bệnh thối trái ở cây sầu riêng do nấm bệnh Phytophthora Palmivora gây ra.

– Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa hoặc khi thời tiết sương mù và nhiệt độ môi trường của vườn sầu riêng thấp, thoát nước kém tạo điều kiện cho nấm phát sinh và gây hại.

– Vườn cây ẩm thấp, độ thông thoáng kém, không được cắt tỉa thường xuyên chính là điều kiện để các bào tử nấm sinh sôi nảy nở trên diện rộng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thối trái ở cây sầu riêng

sau rieng bi thoi trai

– Nấm bệnh thường xâm nhập và tấn công qua các vết thương hở trên vỏ quả do các loại sâu đục trái gây ra.

– Bệnh thối trái có thể tấn công cây sầu riêng ở tất cả các bộ phận khác nhau với những dấu hiệu cụ thể như sau:

+ Bệnh gây hại ở quả thì mọi vị trí của quả đều có thể bị nấm bệnh tấn công nhưng đặc biệt chúng thường tấn công ở phần đít của quả, ban đầu chúng sẽ xuất hiện những đốm nhỏ sau đó lan rộng ra và có màu đen xám. Bệnh nặng sẽ ăn sâu vào trong cuống quả và làm cho thịt quả bị thối gây ra mùi chua khó chịu.

+ Bệnh gây hại ở thân cây thì thân cây sẽ có những đốm màu sậm hơi ướt, sau một thời gian bệnh nặng thì đốm bệnh sẽ chuyển sang màu nâu đỏ. Vỏ của thân cây bắt đầu nứt và chảy mủ màu vàng cuối cùng đốm bệnh hóa nâu rồi khô dần làm tắc mạch dẫn của thân cây khiến cây không được cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng làm cây bị vàng lá và rụng dần đi.

– Khi vườn sầu riêng có độ ẩm cao và điều kiện nhiệt độ thấp thì trên quả có thể xuất hiện những tơ nấm như mạng nhện đồng thời khả năng lây lan cũng tăng lên.

Bài viết đề xuất:

Vì bệnh có khả năng lây lan mạnh mẽ đồng thời gây hại trực tiếp đến quả của cây nên bà con nông dân cần chú ý những dấu hiệu ban đầu của bệnh để có biện pháp phòng trừ hiệu quả, sau đây là một số biện pháp phòng trừ cụ thể như sau:

Biện pháp phòng trừ bệnh thối trái ở cây sầu riêng

– Lựa chọn những giống sầu riêng có khả năng kháng sâu bệnh và cho năng suất cao như giống sầu riêng Dona, Ri6…

– Tạo độ thông thoáng cho vườn sầu riêng bằng cách trồng cây với mật độ hợp lý (8 – 10m/cây) và thường xuyên rong tỉa cành nằm sát mặt đất tạo tán cho vườn.

– Tiến hành vệ sinh vườn, thu gom lá mục, tạo rãnh thoát nước nhất là trong mùa mưa tránh để tình trạng ngập úng kéo dài tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh.

– Khi cây ra hoa và bắt đầu đậu quả thì bà con nông dân nên tỉa bớt những trái nhỏ hoặc có dấu hiệu sâu bệnh đồng thời bọc những quả còn lại để hạn chế sự phát sinh của sâu bệnh hại trên quả. Tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng trừ sâu bệnh hại.

– Bón phân NPK với liều lượng đầy đủ và cân đối để cây sầu riêng phát triển tốt đồng thời cách hai năm một lần thì bà con nông dân nên bón thêm một lượng phân hữu cơ để cải tạo đất và hạn chế sâu bệnh.

– Khi bón phân chuồng bà con lưu ý nên bón loại phân đã qua xử lý và hoại mục.

– Vào giai đoạn đầu mùa mưa khi mà nấm bệnh đang chực chờ cơ hội tấn công thì bà con nên dùng vôi hòa với những loại thuốc gốc đồng bôi lên trên thân cây tính từ gốc lên thân cây là khoảng 1m để hạn chế nấm bệnh phát sinh gây hại cho thân cây.

– Khi bà con nông dân phát hiện bệnh thông qua các dấu hiệu như trên thì bà con nên mua thuốc điều trị và phun theo liều lượng được ghi trên bao bì của nhà sản xuất hoặc từ sự tư vấn của người bán hàng.

– Tiến hành thu gom và xử lý ngay những quả và cây bị nhiễm bệnh.

Vì bệnh có thể phát hiện kịp thời bằng mắt thường và xử lý phòng trừ được trong giai đoạn đầu nên bà con nông dân cần lưu ý thăm vườn thường xuyên đồng thời chăm sóc kĩ lưỡng trong giai đoạn cây ra hoa đậu quả để có thể đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình sau mỗi vụ mùa.

Chúc bà con có một vụ mùa bội thu.

sai rieng bi thoi trai

Hiện nay viện cây trồng đang cung cấp giống cây sầu riêng có chứng nhận giống cây đầu dòng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *