Biện pháp điều trị bệnh loét và thối thân ở cây bơ

Bệnh thán thư hay bệnh ghẻ vỏ quả ở cây bơ chỉ gây hại ở phần quả hoặc thịt quả làm ảnh hưởng đến hình thức cũng như chất lượng của quả bơ tuy nhiên đối với bệnh loét và thối thân ở cây bơ lại có sức ảnh hưởng rộng và nghiêm trọng bởi cây bơ mắc bệnh này sẽ giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của cây làm cây khó có thể hồi phục lại.

benh-thoi-than-o-cay-bo

Vì vậy bài viết dưới đây của Viện Cây trồng chúng tôi sẽ gửi đến bà con nông dân những thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân cũng như biện pháp phòng trừ bệnh loét và thối thân ở cây bơ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh loét và thối thân ở cây bơ

– Bào tử nấm thường ẩn nấp ở trong đất khu vực gần rễ và gốc thân, khi những vùng này xuất hiện vết thương hở do côn trùng chích hoặc do nông dụ gây ra thì bào tử nấm sẽ tìm cách xâm nhập và phát triển.

– Các vết bệnh đầu tiên xuất hiện thường là vết loét có màu nâu sẫm từ vết loét có chảy ra nhựa màu đỏ. Sau một thời gian vết bệnh chuyển sang màu nâu rồi trắng và cuối cùng khi khô lại sẽ có một lớp phấn phủ màu trắng bên ngoài.

– Khi khoét vết loét ra bà con sẽ thấy bên trong vết bệnh có màu cam hoặc màu nâu. Nấm bệnh gây hại trực tiếp đến hệ thống mạch dẫn nước và chất dinh dưỡng của cây làm tắc nghẽn và không thể cung cấp lên các bộ phận khác trên cao như ngọn hoặc cành làm cây bị đuối sức và chậm phát triển.

benh loet than o cay bo

– Nấm bệnh có thể tấn công đến quả bơ nếu những quả này nằm sát mặt đất, những quả bị bệnh sẽ có vết thâm đen ở phần dưới đuôi quả, phần thịt quả sẽ bị thối ảnh hưởng đến chất lượng của quả bơ.

– Lá cây, bộ phận rễ tơ của cây bơ vẫn phát triển bình thường tuy nhiên các tán lá sẽ suy giảm từ từ, những cành mắc bệnh sẽ bắt đầu suy yếu đến khi cây bị bệnh nặng lá của cây sẽ chuyển sang màu vàng và cây chết đột ngột ảnh hưởng đến năng suất của cây bơ.

Nguyên nhân gây ra bệnh loét và thối thân ở cây bơ

– Bệnh do nấm Phytophthora citricola gây ra, nấm bệnh này thường tồn tại sâu trong lòng đất chờ điều kiện thích hợp sẽ phát sinh mạnh mẽ.

– Nấm bệnh thường lây nhiễm thông qua các vết thương hở ở trên cây nhất là trong điều kiện thời tiết mưa ẩm.

– Cây bệnh thường bị tấn công ở vùng cổ rễ và gốc thân sau đó làn rộng ra các bộ phận còn lại của cây bơ.

Biện pháp phòng trừ và điều trị bệnh loét và thối thân ở cây bơ

– Khu vực đất trồng bơ phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi trồng và không nên trồng trên đất đã có tiền sử nhiễm bệnh từ trước.

– Khi chọn giống bơ bà con nên chọn những giống có khả năng chống chọi đối với các loại nấm bệnh.

– Thường xuyên tưới nước và bón phân hợp lý để cây bơ có thể phát triển sinh trưởng tốt nhất.

– Cắt bỏ những cành nằm sát mặt đất, những cành cây khô, chú ý cắt tỉa tạo tán cho vườn bơ thoáng đãng.

– Hạn chế tủ gốc dày, trong mùa mưa nên lưu ý tạo rãnh thoát nước tránh để tình trạng ứ đọng, ẩm thấp là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh phát sinh và gây hại.

– Khi sử dụng nông cụ để cắt tỉa hay dọn cỏ phần gốc cây thì tránh tạo các vết thương hở để nấm bệnh xâm nhập; sau khi cắt tỉa bà con nên sử dụng các loại thuốc trừ nấm để thoa lên các vết thương cắt.

– Chủ động cắt bỏ các mô bị bệnh nếu cây mắc bệnh nhẹ.

– Thu gom những trái bơ rụng hoặc bơ khô trên cành ra khỏi vườn.

– Thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh kịp thời, khi thấy cây bị bệnh bà con nông dân có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm để phun phòng trừ như Agri-fos, Fosphite, Aliette… và khi phun bà con nên lưu ý phun đúng liều lượng trên bao bì sản phẩm hoặc theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Bệnh loét và thối thân ở cây bơ có thể phát hiện nhanh chóng bằng mắt thường nên bà con nông dân cần thường xuyên thăm vườn và có biện pháp phòng trừ thích hợp nhất là trong giai đoạn kiến thiết cơ bản không để bệnh có cơ hội phát sinh và phát triển mạnh. Bà con có thể tham khảo và áp dụng vào thực tế những biện pháp điều trị và phòng trừ trong bài viết trên, chúc bà con nông dân thành công.

Hiện nay Viện Eakmat đang cung cấp những giống bơ sau:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *