Cây cau là giống cây phổ biến trong vườn của người nông dân Việt Nam bởi phong tục và truyền thống trầu cau của người Việt ta. Ngoài ra cây cau ăn trầu còn có thể trồng làm cảnh hoặc dùng làm hàng rào. Đây là một giống cây dễ trồng, dễ thích nghi, chăm sóc đơn giản, không kén đất, khả năng nhiễm sâu bệnh thấp.
Tuy nhiên, nếu bỏ bê chăm sóc hoặc không phát hiện kịp thời xử lí mầm bệnh thì cây cũng bị nhiễm sâu bệnh điều đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.
Vì vậy bài viết dưới đây của Viện Eakmat chúng tôi sẽ cung cấp đến bà con nông dân một số thông tin về sâu bệnh hại phổ biến ở cây cau ăn trầu và phương pháp xử lí bệnh. Mời bà con nông dân cùng theo dõi bài viết nhé!
Một số loại sâu bệnh hại thường tấn công cây cau ăn trầu đó là các loại Bọ như: bọ xanh, bọ nẹt; các loại sâu như sâu cuốn lá hoặc các loại rấy rệp như rệp sáp, rệp phấn, rấy mềm… và một số loại động vật khác như nhện, ốc vảy.
Khi phát hiện dấu hiệu chứng tỏ cây bị sâu bệnh tấn công thì bà con cần có các biện pháp phòng trừ và xử lí như sau:
– Lưu ý tăng sức đề kháng cho cây bằng cách bón phân, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây như bón thêm phân hữu cơ như phân trùn quế, phân xanh rác mục, phân chuồng đã hoại mục. Cách 2 tháng 1 lần bà con bón phân chuồng hoại mục (pha loãng với nước) hoặc phân NPK tổng hợp để thúc cho cây lớn và có bộ lá xanh khỏe.
– Thường xuyên thăm vườn, tưới nước cho cây (mới trồng thì tưới ngày 2 lần) để hạn chế tình trạng thiếu nước của cây vì cây cau là một loại cây khá háo nước.
– Vườn trồng cây cau ăn trầu cần cung cấp đủ ánh sáng Mặt Trời và hệ thống rãnh thoát nước tốt tránh tình trạng ngập úng gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở cây.
– Nếu trồng cây cau ăn trầu để làm kiểng trang trí trong phòng thì nên chú ý cho cây ra ngoài ánh sáng phơi nắng thường xuyên vì nếu không cây sẽ sinh trưởng kém, lá cành còi cọc và có thể dẫn đến tình trạng chết cây.
– Khi tình trạng sâu bệnh vượt mức cho phép bà con nông dân có thể sử dụng biện pháp phun thuốc để xử lí sâu bệnh như sau:
+ Sử dụng thuốc Supracide hoặc Suprathion phun theo liều lượng hướng dẫn sẽ diệt được sâu bệnh.
+ Ở cây cau trưởng thành thường gặp hiện tượng ngọn bị xoắn hoặc bẹ non bị ấu trùng, côn trùng làm tổ phát triển và ăn bẹ non của cây thì bà con dùng các loại thuốc sau: Bassa 50ND, Para 43SC, Panda 95SP… phun xịt trực tiếp lên phần bị tấn công theo liều lượng cho phép của nhà sản xuất.
Để mua được giống cau chất lượng năng suất tốt bà con có thể liên hệ số điện thoại: 0914599143 để được tư vấn và đặt hàng.
Bài viết liên quan
- Kỹ thuật xử lý ra hoa và làm bông cho cây sầu riêng hiệu quả
- Hormon thực vật, những chất điều hoà sinh trường trong cây
- Lân 86 có tác dụng như thế nào trong quá trình làm hoa cho sầu riêng
- Công dụng của MKP với cây sầu riêng trong quá trình làm bông
- Xử lý hoa cây sầu riêng hiệu quả nhất chỉ trong 5 bước