Bệnh thán thư trên cây bơ là một loại bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa khi độ ẩm của môi trường và tình trạng ứ đọng nước trong vườn bơ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển làm cho vỏ quả và chất lượng thịt quả giảm sút.
Để nhận biết, ngăn chặn và phòng trừ bệnh thán thư một cách hiệu quả, bài viết dưới đây của Viện Eakmat chúng tôi sẽ cung cấp đến bà con nông dân những thông tin hữu ích về dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên cây bơ.
Nội dung bài viết
Dấu hiệu nhận biết và tác hại của bệnh thán thư trên cây bơ
– Quả mắc bệnh thán thư sẽ xuất hiện những vết nâu đen nhỏ với đường kính khoảng 5mm và không phát triển theo kiểu lan rộng tuy nhiên sau khi quả bơ được thu hoạch vết bệnh sẽ tiếp tục phát triển mạnh sau đó lan rộng ra toàn bộ bề mặt quả.
– Khi cắt quả bơ ở phần vết bệnh thì những vùng lan vào phía trong của phần thịt quả thường có dạng hình cầu, thịt quả bị nhũn ảnh hưởng đến chất lượng của quả bơ.
– Vết bệnh lõm sâu vào phía bên trong phần thịt quả và chuyển từ màu đen sang đen thẫm đến thâm đen ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài từ đó làm giảm giá thành khi bán của quả.
– Quả bơ mắc bệnh thán thư nặng thì trên bề mặt vỏ quả sẽ xuất hiện những khối bào tử màu tím.
Nguyên nhân của bệnh thán thư trên quả bơ
– Bệnh thán thư do nấm bệnh gây ra.
– Bệnh thường xuất hiện ở các giống bơ như Fuerte và Wurt.
– Môi trường ẩm thấp, độ thông thoáng kém, nhiệt độ từ 24 độ trở lên là điều kiện lí tưởng để bệnh phát sinh.
– Bệnh phát sinh vào thời điểm trước khi thu hoạch ở những quả non hoặc quả già, sau khi thu hoạch bệnh sẽ phát triển mạnh hơn nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
– Trong điều kiện mưa ẩm kéo dài sẽ làm bệnh phát triển nhanh đột biến hơn.
Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên cây bơ
– Vườn bơ cần tạo độ thông thoáng, tránh tình trạng ẩm thấp và ứ đọng nước đặc biệt là thời điểm trước khi thu hoạch quả bơ.
– Cần thăm vườn và quan sát thường xuyên để phát hiện và ngăn chặn kịp thời khi bệnh mới phát sinh. Trước giai đoạn nở hoa đậu quả bà con cần lưu ý quan sát để loại bỏ những cành khô hay quả khô còn sót lại trên cây của mùa trước vì đó có thể là ổ chứa bào tử gây bệnh.
– Thường xuyên rong tỉa cành tạo tán để tạo độ thoáng đãng cho vườn bơ.
– Bà con nông dân cần lưu ý loại bỏ những cành bơ nằm sát ở phía dưới mặt đất hoặc những cành khô, cành bị bệnh.
– Sau khi thu hoạch nên đưa quả đến khu vực kho ráo và thoáng mát để bảo quản, nên chọn lựa quả già và sạch bệnh để cất giữ tránh để quả mắc bệnh lẫn lộn với quả khỏe mạnh. Bà con lưu ý nên bảo quản quả ở nhiệt độ từ 5 đến 12 độ C để quả không bị chín nhanh.
– Ngoài ra để phòng trừ hiệu quả bệnh thán thư trên cây bơ bà con có thể sử dụng các loại thuốc gốc đồng để phun cho cây trong giai đoạn quả đang phát triển. Khi phun thuốc bà con chú ý nên phun đúng liều lượng theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất, cán bộ kỹ thuật hoặc người bán hàng.
Vì bệnh thán thư có thể ảnh hưởng đến hình thức cũng như chất lượng của quả nên bà con lưu ý phòng trừ bệnh ngay tránh để bệnh phát sinh nặng làm giảm sút năng suất cũng như chất lượng quả trong giai đoạn kinh doanh. Bà con nông dân nên thường xuyên thăm vườn đặc biệt là trong giai đoạn ra hoa đậu quả để đảm bảo vườn bơ được phát triển thuận lợi nhất đồng thời thu lại nguồn lợi nhuận cho gia đình.
Chúc bà con có một vụ mùa bội thu.
Xem thêm bài viết: Biện pháp điều trị bệnh loét và thối thân ở cây bơ
Bài viết liên quan
- Kỹ thuật xử lý ra hoa và làm bông cho cây sầu riêng hiệu quả
- Hormon thực vật, những chất điều hoà sinh trường trong cây
- Lân 86 có tác dụng như thế nào trong quá trình làm hoa cho sầu riêng
- Công dụng của MKP với cây sầu riêng trong quá trình làm bông
- Xử lý hoa cây sầu riêng hiệu quả nhất chỉ trong 5 bước