Cây sầu riêng là cây giá trị kinh tế cao vì vậy để cây sầu riêng cho thu hoạch ổn định. Cần có những biện pháp kỹ thuật và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thông thường sau thu hoạch nhiều vườn có hiện tượng suy yếu, rụng lá , khô cành có thể chết cây. Nếu không chăm sóc kịp thời sẽ làm ảnh hưởng lớn tới năng xuất vụ tới vì vậy sau thu hoạch cần có những biện pháp chăm sóc cực kỳ quan trọng
Nội dung bài viết
CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI CÂY SUY YẾU SAU THU HOẠCH
Sau một thời gian dài tập trung dinh dưỡng nuôi trái cây bị mất sức. Ngoài ra còn do 1 số nguyên nhân như sau:
Trong quá trình chăm sóc người dân thường dùng các loại hóa chất phun hãm đọt non. Để cây không bị rụng trái, sượng trái. Tuy nhiên sự rụng lá cũng làm cho cây suy kiệt.
Do lạm dụng hóa chất kích thích cây ra bông nghịch vụ. Mà không quan tâm đến tình trạng cây, làm cây suy kiệt.
Nhằm kích thích cho cây ra hoa nhiều bà con đã xiết nước. Để cây khô hạn kéo dài làm cây suy kiệt.
Việc để quá nhiều trái cũng làm cây suy yếu.
Trong quá trình chăm sóc dinh dưỡng nuôi trái, để trái nhiều thông thường bà con bón rất nhiều loại phân hóa học. Và các hóa chất vào đất làm cho đất bị chua, nhiễm mặn, nhiễm kim loại nặng. PH thấp, rễ cây kém phát triển, không có khả năng hút dinh dưỡng dẫn đến suy cây.
BIỆN PHÁP CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU THU HOẠCH
Sau khi thu hoạch bà con tiến hành rải lân văn điển hoặc vôi càng sớm càng tốt. Trước khi tiến hành các bước chăm sóc khác
Cắt tỉa tạo tán: cắt tỉa những cành khô, cành vượt, cành ốm yếu, cuống quả cành sát mặt đất. (Cành cách mặt đất dưới 1m). Việc cắt tỉa tạo tán sau thu hoạch nhằm tạo độ thông thoáng. Quang hợp cho cây giúp cây hạn một số sâu bệnh hại và phân hóa mầm hoa tốt. (Cắt tỉa cành có thể tiến hành song song với việc thu hoạch trái).
Sau khi cắt cành tạo tán xong thì tiến hành ngay rửa vườn bằng các dòng đồng như Coc 85, Booc Đô,… Giúp phòng trị một số nấm bệnh gây hại (phun 2 lần cách nhau 7 ngày).
Lưu ý nên để cây nghỉ ngơi sau thu hoạch tối thiểu 10-15 ngày trước khi tiến hành rửa vườn.
Sau rửa vườn 5-7 ngày bà con nên tiến hành xới xáo đất bón phân chuồng. Phân hữu cơ vi sinh và tưới Humic để giải độc, cải tạo đất và kích thích hệ rễ tơ. Cách làm như sau: Bà con bón 30-50kg phân chuồng hoặc 7-10 kg phân hữu cơ vi sinh(HCVS)/ cây (bón theo tán cây).
Sau đó sử dụng máy xới đất hoặc cuốc chỉa 3 răng xới 1 lớp mỏng theo tán cây đã bón phân nhằm xới bung hở ván và lấp phân chuồng hoặc phân HCVS đã bón. Tiếp theo, bà con dùng 1 kg Humic pha với 400-500 lit nước tưới đều quanh tán với liều lượng 30-50 lít/cây (tùy tuổi cây).
Bón phân phục hồi cây sầu riêng
Bón phân kích thích cơi đọt đầu tiêu. Sau các biện pháp đã thực hiện như trên khi thấy cây bắt đầu có hiệt tượng đọt búng đuôi tôm. Bà con tiến hành bón phân NPK như Entec 24-8-7+2S, Entec 20-10-10+3S. Yara Plus 20-10-10, Gasoni 20-20-15 hoặc các dòng phân NPK tương tự để cây trồng đủ dinh dưỡng phát triển đọt khỏe.
Phun phân bón lá: Tiến hành phun phân bón lá có chứa Acid Amin, Amino Acids. Trung vi lượng, 30-10-10, đạm cá,…Ở giai đoạn này bà con nên ưu tiên sử dụng các dòng phân bón lá hữu cơ. Vừa giúp cây ra đọt mập khỏe, lá xanh dày và hạn chế nấm bệnh về sau khi lá đã thành thục. Ngoài sử dụng phân hữu cơ bà con cũng có thể dùng đạm cá để phun cho cây. Rất hiệu quả và phòng trừ được nấm khuẩn tốt.
Đồng thời bón còn cần quan sát kĩ đọt non vì thời điểm cây Sầu riêng ra đọt non. Cũng là thời điểm các loại côn trùng chích hút phát triển mạnh. Nếu phát hiện có các loại côn trùng gây hại lá non. (Rầy nhảy, rầy bông và nhện đỏ). Bà con có thể kết hợp phun phân bón lá và thuốc BVTV có các hoạt chất Acetamiprid(Mospilan,…). Imidacloprid (confidor 100 SL , anvado 100WP,…). Esfenvalerate (sumi-anpha 5EC,…),fenpropathrin (danitol-S 50EC,…), Thiamethoxam (Actara 25WG, Vithoxam 350SC,…),…để phòng trừ kịp thời. Sau khi sầu riêng đã ra đọt mạnh bắt đầu mở lá. Lá lụa thì tiến hành phun thuốc nấm như manozed, anvil, flin pro, roval,… Để giúp lá xanh dày khỏe và phòng nấm đốm lá, cháy lá về sau
Một cơi đọt thông thường sẽ kéo dài 45-50 ngày, bà con nên cho cây sầu riêng ra được 1-2 cơi trước khi tiến hành hãm nước và kích thích phân hóa mầm hoa cho mùa vụ tiếp theo.
Để cơi đọt thứ 2 và 3 khỏe mạnh thì bà con cũng tiến hành bón phân NPK và phun thuốc như cơi đọt đầu tiên.
Bài viết liên quan
- Kỹ thuật xử lý ra hoa và làm bông cho cây sầu riêng hiệu quả
- Hormon thực vật, những chất điều hoà sinh trường trong cây
- Lân 86 có tác dụng như thế nào trong quá trình làm hoa cho sầu riêng
- Công dụng của MKP với cây sầu riêng trong quá trình làm bông
- Xử lý hoa cây sầu riêng hiệu quả nhất chỉ trong 5 bước