Sau công đoạn lựa chọn giống cây cà phê phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đã đến lúc bà con bắt tay vào việc trồng và chăm sóc cây cà phê
Giai đoạn quan trọng nhất trước khi đến giai đoạn thu hoạch. Trong quá trình chăm sóc, có những trường hợp giống cây chất lượng nhưng lại phát triển chậm hay sản lượng hạn chế thì chắc hẳn trong quá trình chăm sóc cây cà phê đã không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết mà bà con không hề biết.
Vì vậy, bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bà con nông dân những dấu hiệu nhận biết cây cà phê đang trong tình trạng thiếu chất dinh dưỡng qua các biểu hiện bên ngoài của cây như ở lá, thân, rễ, quả cà phê. Bài viết này hy vọng sẽ góp phần giúp bà con trồng và chăm sóc cây cà phê một cách tốt nhất để mang lại hiệu quả cao nhất.
Nội dung bài viết
Biểu hiện của cây cà phê thiếu đạm (N)
Lá cà phê vàng, ban đầu các đốm vàng ở giữa lá sau đó lan dần ra toàn bộ lá, lá già vàng trước sau đó đến các lá non. Vì lá vàng nên bà con hay nhầm lẫn với tình trạng rụng lá già bình thường ở cây cà phê.
Cây cằn cỗi, cành ngắn, hạn chế sự phát triển của chồi non.
Trái nhỏ dẫn đến năng suất cà phê không đạt.
Biểu hiện cây cà phê thiếu Kali (K)
Lá già của cây cà phê bắt đầu vàng dần từ rìa mép lá sau đó lan dần vào vùng giữa lá, từ chóp lá lan ngược lên cuống lá và gân lá cũng vàng theo. Sau đó lá khô dần và rụng hàng loạt và nhiều đặc biệt vào giai đoạn cuối mùa mưa khi cây đang nuôi quả.
Trái nhỏ, nhân nhỏ, quả lép nhiều, rụng nhiều dẫn đến năng suất cà phê giảm sút.
Biểu hiện cây cà phê thiếu canxi (Ca)
Lá cà phê chuyển sang màu vàng trắng, lá mỏng, giòn dễ rách, chop lá cong không đều vào phía trong.
Thân cành dễ gãy đổ, quả nứt nhiều, năng suất giảm.
Thiếu Ca thường gặp ở các vườn cà phê ít bón vôi, vùng đất dốc, đất bị nhiễm phèn chua.
Biểu hiện cây cà phê thiếu Lưu huỳnh (S)
Lá non trên ngọn chuyển vàng, lá mỏng.
Hiện tượng này thường xảy ra ở những vườn cà phê kiến thiết cơ bản.
Biểu hiện cây cà phê thiếu kẽm (Zn)
Cây phát triển chậm có hình dạng như bụi hồng, lá vẫn già bình thường, chồi và đỉnh chậm lớn.
Lá non vàng nhưng gân lá còn xanh, chùm lá non ngắn, xù và không nở lớn được.
Cành dự trữ không phát triển, cây còi cọc.
Thiếu kẽm dẫn đến năng suất và chất lượng cây cà phê đều thấp và cây khó phát triển sang mùa vụ tiếp do không có cành dự trữ.
Biểu hiện cây cà phê thiếu Bo (B)
Chồi non bị teo dần dần và chết.
Lá đọt rất nhỏ và có hiện tượng khô dần từ mép.
Cành không phát triển, lá rụng nhiều dẫn đến tình trạng cây trơ trụi.
Khả năng đậu trái thấp, quả non rụng nhiều làm cho năng suất và chất lượng giảm sút.
Biểu hiện cây cà phê thiếu Mangan (Mn)
Lá non vàng trắng nhưng đường gân lá mờ xanh, kích thước lá không quá nhỏ, khá giống với tình trạng thiếu kẽm.
Cây phát triển kém; năng suất, chất lượng cà phê thấp.
Biểu hiện cây cà phê thiếu đồng (Cu)
Cây còi cọc, chồi non yếu, teo dần, là mục tiêu của nấm bệnh tấn công ở cây cà phê.
Biểu hiện cây cà phê thiếu sắt (Fe)
Chùm lá đọt bạc trắng trong các lá dưới vẫn xanh bình thường. Hiện tượng này không thường gặp nhưng lại hay xảy ra ở những vườn bón quá nhiều lân và vôi.
Biểu hiện cây cà phê thiếu lân (P)
Lá cà phê già xuất hiện những mảng đỏ rồi chuyển dần thành tím, lan rộng ra toàn bộ lá.
Chồi phát triển kém, hoa ít, đậu trái ít.
Biểu hiện cây cà phê thiếu Magiê – Manhê (Mg)
Lá xuất hiện các đốm vàng, sau đó lan rộng ra toàn bộ bề mặt lá nhưng gân lá vẫn có màu xanh khác với biểu hiện của cây cà phê thiếu Kali (lá vàng – gân lá vàng).
Cây phát triển kém, đậu trái ít.
Thường xảy ra vào cuối mùa mưa, ở các vùng đất chua, chứa nhiều bô xít, đất thịt mỏng.
Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng quá trình chăm sóc cây cà phê rất quan trọng là giai đoạn trung gian chuyển tiếp ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cũng như tuổi thọ của cây và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bà con vì vậy thông qua bài viết này bà con có thể áp dụng vào thực tế để có được một kết quả tốt nhất và thành công nhất.
Nếu bạn đang muốn tìm một giống cà phê ổn định, khả năng thích nghi tốt với khí hậu từng vùng hãy liên hệ với số điện thoại: 0914.599.143 để được tư vấn.
Xem thêm bài viết: Hướng dẫn chăm sóc cây sầu riêng.
Bài viết liên quan
- Kỹ thuật xử lý ra hoa và làm bông cho cây sầu riêng hiệu quả
- Hormon thực vật, những chất điều hoà sinh trường trong cây
- Lân 86 có tác dụng như thế nào trong quá trình làm hoa cho sầu riêng
- Công dụng của MKP với cây sầu riêng trong quá trình làm bông
- Xử lý hoa cây sầu riêng hiệu quả nhất chỉ trong 5 bước