Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng đúng quy trình VietGAP

Sầu riêng đang dần ổn định trên các thị trường thế giới, nên hiện nay ngoài bơ thì sầu tiêng cũng cũng là một cây xuất khẩu tiềm năng kinh tế khá cao. Tuy nhiên không phải bà con nào cũng biết cách chăm sóc cây sâu riêng hiệu quả vì để có năng suất cao nhất, cây sâu riêng phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau:

Những yếu tố liên quan đến năng suất của cây sầu riêng khi canh tác

Để tiện bà con theo dõi, viện cây trồng sẽ chia bố cục bài viết ở dưới để bà con dể dàng xem những bước chăm sóc cây sầu riêng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sơ đồ bài viết cách chăm sóc sầu riêng:

Giống sầu riêng

Cũng tùy các loại giống mà năng suất khác nhau, vì thế bà con có thể tham khảo 3 giống sầu riêng được Viện Eakmat đề xuất bà con sử dụng:

Tuổi thọ của cây ảnh hướng đến năng suất

Nếu cây mới trồng (Dưới 10 năm) hoặc cây quá già (Trên 40 năm) thì khả năng ra hoa và đậu quả sẽ giảm rất nhiều khi cây sinh trưởng mạnh, cho trái ổn định.

Tình trạng sinh trưởng của cây và khả năng chăm sóc

Khả năng chăm sóc cây thì cái này bà con chắc cũng nắm rõ, nếu bà con chịu khó chăm sóc cây sầu riêng và chế độ phân bón theo khoa học thì cây sẽ mang lại năng suất tốt nhất.

Số lượng cây trên một diện tích đất canh tác

cay-sau-rieng

Nếu như bà con đã từng trồng sầu riêng thì chắc hẳn đã biết đến sự thụ phấn của cây sầu riêng, đối với những cây ăn trái thì sầu riêng là cây khó thụ phấn nhất vì hoa của sầu riêng lưỡng tính nhưng thời gian tung phấn và nhận phấn lại không cùng một lúc vì thế nếu trong vườn cây trồng quá ít sầu riêng hoặc những cây sầu riêng ở quá xa nhau thì cây của bà con sẽ có khả năng thụ phấn kém.

Vấn đề thụ phấn ảnh hưởng đến năng suất của cây sầu riêng

Thụ phấn chéo cho cây Sầu riêng

Để có năng suất tốt nhất bà con nên trồng vài giống sầu riêng với nhau theo một tỷ lệ nhất định để có sự thụ phấn chéo giúp khả năng thụ phấn của cây tăng kéo theo hiệu quả kinh tế của từng vụ mùa cũng tăng.

Thụ phấn trợ lực cho cây sầu riêng:

Phương pháp này mới được phát minh ra ở vài năm gần đây và viện eakmat cũng đã thí điểm ở nhiều nơi và kết quả cho thấy khá khả quan.

Đặc điểm của phấn hoa sầu riêng kết thành hình khối và dính vì thế không thể thụ phấn bằng gió nên nhiều nơi để sử dụng phương pháp nhờ một số loại côn trùng (Ong) hoặc dơi để truyền phấn ở cây sầu riêng.

Hoặc bà con cũng có thể tự thụ phấn cho cây sầu riêng bằng tay, buổi chiều bà con lấy hoa và thu nhị của cây cần lấy hạt phấn cho vào lọ, ủ cho đến lúc nhị tung phấn thì dùng cọ mịn thoa đều vào bao phấn để hạt phấn bám vào cọ. Tiếp theo và con dùng cọ này quét lên nuốm nhụy của cây cần thụ phấn bằng tay và 21 -22h đêm. Khi thự phấn bằng tay bà con sẽ thấy rõ sự phát triển đều của quả không bị lép do thụ phấn không hoàn toàn.

Để tăng cao kinh tế cho cây sầu riêng thì bà con cần để ý đến “Trái vụ – Nghịch vụ”, thường những thời gian này giá sầu riêng đều khá cao do đó có thể làm cho cây sầu tiêng ra hoa sớm hơn (Tháng 12 năm này đến tháng 2 năm sau).

Bà con sau khi thu hoặc phải nhanh chống bón phân, tưới nước và tỉa cành để cho cây sầu riêng hồi phục sức sinh trưởng và ra hoa nhanh cho vụ mùa sau.

Bón phân đúng cách. Tăng sản lượng cây sầu riêng cho một diện tích đất trồng

Viện cây trồng đề xuất lượng phân bón để bà con dể dàng theo dõi cũng như cách chăm sóc cây sầu riêng.

Bón 20 – 30 kg/cây/năm (Phần gà hoai mục)

2 – 3 kg vôi/cây/năm

3 – 4 kg/cây/lần

1 – 1,5 kg K2SO4 hoặc KNO3/cây/chia đều cho các lần bón

Lý do chọn phân gà đã hoai mục: Phân gà có tác dụng hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora palmivora

Lần 1: Sau khi thu hoạch bón phân gà hoai, vôi và phân vô cơ có hàm lượng đạm cao theo công thức NPK + Mg = 18:11:5:3 hoặc = 15:15:6:4

Lần 2: Trước khi ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N:P:K = 10:50:17 để giúp quá trình ra hoa dễ dàng

Lần 3: Khi trái sầu riêng to bằng trái chôm chôm bón phân vô cơ có hàm lượng kali cao theo công thức N:P:K:Mg = 12:12:17:2

Lần 4: Khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch cần bón phân kali dạng K2SO4 hoặc KNO3 với liều lượng 1-1,5 kg/cây để tăng chất lượng trái.

Sau khi cây từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 sau khi đậu trái. Thời điểm này cây rất cần cung cấp kali bà con nên sử dụng phân bón là chia làm 5 lần phun, mỗi lần nên cách nhau một tuần để tăng phẩm chất trái và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Nên pha loãng không sử dụng phân bón lá có hàng lượng đạm cao lúc nào lá của cây sầu tiêng bị kích thích nên sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với quả đang phát triên vì thế nhiều bà con thường gặp tình trạng quả bị sượng, nhão sau khi quả chín.

Không được dùng cách loại phân chứa: Clor và và muối (Nacl) để bón cho cây.

Tưới nước ảnh hưởng đến nâng suất của cây sầu riêng

cham-soc-sau-rieng-dung-ky-thuat

Có rất nhiều bà con không để ý đến phần tưới nước, nhưng trong giai đoạn cây sầu tiêng đang ra hoa thì bà còn nên tưới nước cách ngày để hoa không bị héo và giúp hoa phát triển tốt hơn. Nhưng ở thời điểm trước nở hoa cách 1 tuần bà con nên giảm lượng nước tưới chỉ cần tưới 1/3 lượng nước và thời gian tưới trước đó (Tuyệt đối không để héo cây và hoa). Sau khi cây đã đậu trái thì bà con tăng dần lượng nước về bình thường giúp cây phát triển.

Tạo khô hạn cho cây sầu riêng

Sau khi bà con bón phân lần 2 theo chỉ dẫn của Viện Eakmat được 30 – 40 ngà, lúc này cây đã ra được 2 lần đọt và lần ra đọt cuối cùng cũng đã chuyển qua giai đoạn thuần thực thì bà con nên tiến hành tạo khô hạn cho cây sầu riêng theo cách sau:

Bà con dọn toàn bộ mọi thứ tủ gốc kể cả lá rụng và tuyệt đối không được tưới nước, nếu bà con có đào mươngthì bên tháo cạn nước để đất ở vùng rể cây khô nhanh.

Khi vùng đất dưới cây đã khô, bà con tiến hành phủ vải nhựa nhằm đảm bảo cho nước mưa không thế đến được vùng rể. Thời gian tạo khô hạn thường phải liên tục từ 7 – 14 ngày. Trong thời gian này bà con có thể xử lý Cultar (Paclobutrazol) phun lên tán lá ở nồng độ 750 – 1500 ppm.

Lưu ý: chỉ nên phun Paclobutrazol một lần trong năm và chỉ áp dụng với những câu khỏe mạnh có tuổi thọ 7 năm trở lên.

Ngoài ra bà con cũng có thể bổ sung thêm các loại phân bón là cho cây: Phân bón là có hàm lượng lân và kali cao N:P:K = 0:52:34 (MKP). Giúp cây ra hoa tốt hơn, sau khi hoa đã dài khoảng 2 – 3cm thì bà con bỏ vỏ nhựa và tiến hành tưới nước như Viện cây trồng đã hướng dẫn ở trên.

Kỹ thuật tỉa hoa giúp tăng sản lượng cây sầu riêng

Khi cây đã cho ra hoa và số lượng hoa khỏe mạnh thì bà con chỉ nên giữ lại từng khóm hoa ở xa nhau và phân bố đều trên các cành. Lý do: để nguồn dinh dưỡng được phân bố đều trên từng khu vực của cây, giúp bà con dể dàng chăm sóc và đậu trái khỏe.

Nên chọn những chùm hoa có cuống to trên những cành lớn. Tránh tình trạng khi đậu quả cành không đủ cứng để giữ quả.

Công tác tỉa hoa phải kết thúc trước 1 tháng sau khi hoa nở.

Kỹ thuật tỉa trái đúng kỹ thuật cho sầu riêng

qua-cay-sau-rieng

Khi cây sầu riêng đã vào giao đoạn đậu trái, lúc này tùy thuộc vào giống sầu riêng, độ chắc khỏe của cành mà bà con tỉa trái cho hợp lý.

Với câu có đường kính: 7 – 8m thì nên giữ lại 70 – 100 quả/cây.

Nên phân bố quả đều trên cách tán cây để tránh tình trạng gẫu cành, để quả càng sát thân thì càng chậm phát triển. Tỉa qua sẽ tiển khai làm 3 lần:

Lần 1: Tỉa trái vào tuần thứ 3 hoặc thứ 4 sau khi hoa nở, tỉa các loại trái đậu dầy đặc trên chùm (mỗi chùm không nên để nhiều hơn 2 trái), trái bị méo mó, sâu bệnh.

Lần 2: Tỉa trái vào tuần thứ 8 sau khi hoa nở, tỉa những trái có dấu hiệu phát triển không bình thường.

Lần 3: Tỉa trái vào tuần thứ 10 sau khi hoa nở, tiếp tục cắt tỉa những trái có hình dạng bất thường.

Sau khi trải qua 3 lần tỉa trái, bà con tiếp tục bón phân và tưới nước như quy trình mà Viện Eakmat đã đề xuất ở trên. Ngoài những khâu trong quy trình bà con phải theo dõi tình trạng sâu bệnh gây hại cho cây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *