Trị rầy, rệp sáp, nhện đỏ cho sầu riêng bằng sinh học

Cách trị rầy, rệp sáp và nhện đỏ cho sầu riêng rất quan trọng. Trong quá trình cây ra đọt non luôn bị tấn công. Vậy đi theo sinh học thì trị như thế nào?

Giới thiệu về rầy, rệp sáp và nhện đỏ hại sầu riêng

Rầy

Rầy xanh và rầy phấn trắng đây là hai loại thiên địch có rất nhiều cây ký Chủ phụ như cây cà tím với đậu bắp cây ớt dâm bụt cây cối xay cái mướp cây đậu phụng, cây sầu riêng, cây bơ…

hình ảnh vể Rầy

Vòng đời của rầy tương đối ngắn khoảng 12 – 14 ngày. Trứng rầy sẽ được đẻ trong lá non khi vừa nhú khoảng 1 cm. Mỗi một một cá thể cái thường để trung bình từ 22 – 28 trứng/con.  Sau từ 3 đến 4 ngày trứng sẽ nở thành với con với tỉ lệ là 90% và mật độ phát triển rất nhanh nên rất dễ gây hại cho đọt non đặc biệt là với sầu riêng.

Rầy xanh và rầy phấn trắng tùy vào nhiệt độ và độ ẩm ở ngoài trời mà diễn biến mật độ dày nhiều hay ít trong tháng và trong năm. Thường thì rầy sẽ tấn công chủ yếu vào tháng 1 – 4 và tháng 9 – 12 (Dương Lịch). Mật độ rầy giảm trong tháng 5 – tháng 7.

Rầy trưởng thành thường sẽ cư ngụ tại những cây ký chủ xung quanh vườn sầu riêng. Và khoảng thời gian sầu riêng ra đọt non thì rầy mới tìm đến và đẻ trứng ở bên trong hay phiến lá chưa mở. 

Trong quá trình trưởng thành trứng sẽ nở thành rầy non. Gây hại bên trong phím lá nếu mắc độ cao thì lá non sẽ bị rụng trước khi lá mở. Vì thế anh chị khi canh tác sầu riêng sẽ thấy lá non rụng trong thời gian cây đi đọt non. 

Rệp sáp

Thời gian gây hại của rệp sáp là quanh năm. Nơi trú ngụ của rệp sáp thường ở dưới rễ. Nên để phát hiện vườn có bị rệp sáp hay không rất khó khăn với những anh chị chưa có kinh nghiệm trồng sầu riêng.

hình ảnh về rệp sáp

Thời điểm rệp sáp tấn công rõ nhất:  là trong giai đoạn bông xổ nhụy đến trái non với những đốm trắng trên quả non hoặc trên hoa.

Cách để nhận biết vườn có bị rệp sáp hay không:

  • Sầu riêng trồng xen canh với những cái khác như: tiêu, cà phê, bơ, cao su… thì thường xuất hiện được rệp sáp.
  •  Vườn có xuất hiện kiến( kiến vàng, kiến đen, kiến cao cẳng….)
  •  Vườn có nấm bồ hóng xuất hiện.

Nếu vườn canh tác không chủ động được nguồn nước tưới, cây luôn trong trạng thái khô hạn. Đây là điều kiện để cho rệp sáp  xuất hiện và gây nặng hơn.

Nhện đỏ 

Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ( khoảng 0,3 đến 0,35 mm), thường có màu cam vàng hoặc đỏ sẫm trên cơ thể có nhiều lông cứng.  Ấu trùng nhện khi nở thường có màu vàng nâu nhạt khó quan sát bằng mắt thường.

nhện đỏ hại sầu riêng

Nhện đỏ là loại côn trùng có khả năng sinh sản cao. Gây hạn bằng cách ăn biểu bì của lá. Thông thường nhện đỏ thường tấn công chủ yếu trên lá non. Cũng có lúc tấn công cả lá già sống và chích hút ở hai mặt lá ( thường tấn công vào mặt lại dưới nhiều hơn.).

Biểu hiện trên lá khi bị nhiệt độ tấn công:  lá non thường sẽ Nhỏ và Sang lại, Gương lá thể nổi rõ rệt, vét Hút để lại những chấm nhỏ li ti trên bề mặt lá, lá khi bị nhện đỏ tấn công thường có màu vàng, bạc màu và bị rụng. Cây khi bị tấn công sẽ còi cọc kém phát triển trong thời điểm ra quả thường quả rất chậm lớn.

Nhện cái có thể đẻ từ 20 – 50 trứng trong vòng từ 2 – 3 ngày. Trứng của nhện đỏ sẽ được đẻ rải rác trên hai mặt lá và trên cả trái.

Thời tiết khô hạn nắng nóng. Thì vòng đời của nhện đỏ sẽ được rút ngắn khiến cho mật độ nhện tăng nhanh và gây hại nặng hơn.

Chế phẩm sinh học phòng trừ rầy, rệp sáp, nhện đỏ

Hiến cục đẩy cung cấp cho anh chị rất nhiều phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học để xua đuổi côn trùng và nấm bệnh.

Mọi người cũng có thể sử dụng chế phẩm sinh học học Bio để phòng trừ sâu bệnh tại vườn.

Với công thức sau:

+ 2 Lít chế phẩm sinh học (bacillus thuringiensis) dạng dung dịch.

+ 2 lít đậu nành. (Có cả bả đậu nành càng tốt)

+ 1 lít EM. (Chế phẩm EM) Hiến đã có bài viết giới thiệu.

+ 15 lít nước sạch. (Nếu sử dụng nước máy anh chị nên đổ nước ra thùng và để 1-2 ngày mới sử dụng)

Sau khi trộn đều hỗn hợp. Anh chị đậy nắp thùng kín để tránh trường hợp ruồi và các vi khẩu có hại tấn công.

Tầm 5 – 7 ngày anh chị đã có 20L thuốc trừ sầy, rệp sáp, nhện đỏ sinh học.

Chế phẩm sinh học hoàn toàn vô hại với con người và đất trồng. Vì thế anh chị có thể sử dụng cho những vườn đang thu hoạch trái hoặc phun cho những vườn rau.

Cách sử dụng chế phẩm sinh học trừ rầy, rệp sáp, nhện đỏ

Mỗi lần anh chị sử dụng tưới đạm cá, hay bón phân hữu cơ dạng dung dịch có thể sử dụng chung với thuốc phòng trừ ở trên.

Hàm lượng: Để phun phòng rầy, rệp sáp, nhện đỏ. 300ml cho 200 lít nước. Anh chị đã có thể phòng trừ được côn trùng hại cây.

Hàm lượng để tiêu diệt: 1 lít cho 200 lít nước.

Để tăng hiệu quả phòng bệnh, trong quá trình phun anh chị cũng có thể trộn chung với trichoderma để tưới gốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *