Chăm sóc SẦU RIÊNG từ XỔ NHỤY đến NUÔI TRÁI

Quy trình chăm sóc sầu riêng từ giai đoạn Xổ Ngụy đến Nuôi Trái và Thu Hoạch. Những điều lưu ý trong từng giai đoạn giúp bà con có một vụ mùa bội thu.

Đối với nhà vườn và những người làm kỹ thuật lúc nào cũng mong muốn mảnh vườn do chính mình chăm sóc luôn đạt theo ý muốn:
• Trái non không rụng.
• Trái đều, xanh gai, ít sâu bệnh
• Trái không bị sượng _ cháy múi
• Cây sung, khỏe, lá tốt nuôi trái đẹp.
Để đạt được đều đó đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, đặc tính từng giống sầu riêng và có những điều chỉnh phù hợp khi thời tiết thay đổi.

HTX Nam Tây Nguyên hỗ trợ tại vườn. Chi phí 0 đồng. 0914.599.143

Đối với những trang trại có diện tích trên 1 hecta trồng chuyên canh. HTX Nam Tây Nguyên hỗ trợ anh chị kỹ thuật tại vườn với giá 0 đồng.
Gồm những chuyên đề sau:
* Đo pH đất.
* Tư vấn phòng trị bệnh cho cây sầu riêng.
* Tư vấn phân bón,
* Tư vấn hướng đi hữu cơ thuần (Sử dụng 100% hữu cơ cho vườn sầu riêng) theo tiêu chí của GLobalGap và VietGap.

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn Xổ Nhụy

Sau đây là một số giải pháp nhằm giúp bà con chăm sóc tốt vườn sầu riêng từ khi. Xổ Nhụy _ Nuôi Trái _ Thu Hoạch:

Sau khi sầu riêng xổ nhụy hoàn toàn sẽ bắt đầu tính thời gian thu hoạch đối với Ri6 từ 90 – 95 ngày. Còn Mongthong và sầu riêng musang king từ 105 – 115 ngày.

Chăm sóc SẦU RIÊNG từ XỔ NHỤY đến NUÔI TRÁI

Lúc cây sầu riêng xổ nhụy có được tưới nước không?

Trong giai đoạn trước và sau xổ nhụy vấn đề quan trọng nhất là khâu điều khiển nước tưới. Lúc này cây chỉ cần đủ ẩm. ( 1/3 lượng nước tưới bình thường). Để duy trì độ ẩm cho rễ và chống sốc khi gặp mưa bất thường. Vì thời gian cây xổ nhụy mất từ 8 _ 13 ngày. Nếu không cung đủ nước cây sẽ khô hạn. Suy kiệt và hoặc gặp mưa bất thường cây bị sốc sinh lý sẽ rụng nhiều hơn.

Chăm sóc SẦU RIÊNG từ XỔ NHỤY đến NUÔI TRÁI

Sau khi sầu riêng xổ nhụy hoàn toàn được 7 – 10 ngày phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây nuôi trái. Giai đoạn này bà con thường quan niệm bón phân cho cây. Sẽ đi đọt nhưng nếu thiếu dinh dưỡng cây sẽ rụng sạch trái. Còn khi đi đọt chưa chắc đã rụng hết trái. Nếu áp dụng đúng kỹ thuật khiển đọt giai đoạn bông để cây ra đọt theo thì ít nhất 1 – 2 tháng sau cây mới ra lại cơi đọt lúc này trái đã qua giai đoạn rụng sinh lý.

Tuy nhiên nếu giai đoạn vừa xổ nhụy – trái nhỏ cây ra đọt thì phải xử lý ra sao? Lúc này chúng ta sẽ tiến hành dìu đọt. ( nuôi đọt) để lá nhanh già bằng nhóm Lân, canxi, Mg cao. Bên cạnh đó trong trái phải phun dinh dưỡng nuôi trái và bón/ tưới phân gốc để cây đủ dinh dưỡng. Vừa nuôi trái, vừa nuôi đọt sẽ không xảy ra hiện tượng cạnh tranh và ít rụng trái.

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái

Loại dinh dưỡng nào sử dụng giai đoạn nuôi trái??? Đối với Ri6 từ xã nhụy (45 ngày), còn Mongthong từ xã nhụy đến (60 ngày)

Giai đoạn này ưu tiên phân 3 số bằng nhau như: 18 18 18 kết hợp các dạng vi lượng. Kích rễ hổ trợ cây và trái lớn nhanh và đều trái. Bên cạnh đó sẽ cân đối được NPK thì cây ít ra đọt hơn. Lưu ý lượng phân sẽ được chia ra nhiều lần bón từ 8 _ 10 ngày/ 1 lần.

Chăm sóc SẦU RIÊNG từ XỔ NHỤY đến NUÔI TRÁI

Giai đoạn trái lớn từ 45 ngày trở lên( Ri6) và 60 ngày ( Mongthong). Sẽ thay đổi công thức ưu tiên các loại phân chứa hàm lượng kali cao hơn hoặc dinh dưỡng 3 số bằng nhau + kali sunphat. Nhằm tăng độ ngọt và hương vị trái.

Ngoài vấn đề dinh dưỡng nuôi trái thì chúng ta cần lưu ý áp dụng biện pháp tuyển trái. Đúng kỹ thuật cũng hạn chế được việc rụng trái sinh lý. Như vậy sau khi cây xả nhụy được 10 ngày sẽ tiến hành tuyển trái đợt 1. Sau 20 ngày tỉa đợt 2 và sau 30 ngày tuyển đợt 3. Tuyển trái méo, trái nhỏ, trái gai xấu và trái không cùng lứa bông để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng, hạn chế được rụng sinh lý.

Vậy giai đoạn trái có sử dụng được phân hữu cơ dạng rãi hay không?

Sau khi xả nhụy 30 _ 40 ngày sẽ sử dụng được hữu cơ dưới gốc. Đối với hữu cơ chuồng : gà, bò,… phải được qua xử lý và hoai mục mới tiến hành bón nhưng loại này cây hấp thu chậm. Giai đoạn này ưu tiên phân hữu cơ dạng công nghiệp đã qua chế biến và có đầy đủ trung vi lượng cây hấp thu nhanh hơn và bổ sung yếu tố vi lươngn giúp trái lớn nhanh và ít rụng hơn.

Phun thuốc cho sầu riêng trong thời gian nuôi trái

Vấn đề phun thuốc sâu, bệnh và phân bón lá nuôi trái có cần thiết không?

Giai đoạn này rất nhiều dịch hại tấn công: rệp sáp, sâu đục trái, bệnh phấn trắng, bệnh thối trái, bệnh thán thư…. do đó chúng ta phải phun ngừa khi trái xả nhụy được 3 5 ngày và định kỳ 10 ngày/ 1 lần để phòng trừ các đối tượng trên và kết hợp dinh dưỡng qua lá: canxi bo _ vi lượng_ lớn trái… để giúp cây tăng đề kháng, chống sốc, chống rụng sinh lý.

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn dưỡng trái

Chăm sóc SẦU RIÊNG từ XỔ NHỤY đến NUÔI TRÁI

Khi trái lớn làm sao hạn chế cháy múi, sượng múi và tăng hương vị trái?

Sượng múi cháy múi rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó chủ yếu 2 yếu tố chính: sử dụng nhầm loại phân có chứa gốc Clorua hoặc mất cân đối dinh dưỡng, cạnh tranh dinh dưỡng giai đoạn vô cơm( cây ra đọt nhiều, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, đi kali sớm, thừa đạm,…)

Do đó giai đoạn này ưu tiên dinh dưỡng hữu cơ dạng tưới có công thức kalisuphat và phun hổ trợ các nhóm nuôi trái, dưỡng trái có nhiều trung vi lượng. Đặc biệt là nhóm Lưu huỳnh( S) để tăng mùi thơm và hương vị trái.

Giai đoạn này bà con cũng nên bổ xung những loại phân hữu cơ như đạm cá, phân gà, phân chuồng để cây có dinh dưỡng. Và tăng sự hoạt động của của thống vi sinh vật trong đất.

Giai đoạn này lá và đọt có quan trọng không?

Ngoài việc bộ rễ lấy dinh dưỡng và nước để nuôi trái thì bộ lá đọt cũng không thể thiếu, nó góp phần cung cấp 1 lượng lớn dinh dưỡng nuôi trái thông qua quá trình quang hợp ( lá già, xanh, dầy) nếu bảo vệ tốt và đúng thời điểm.

Do đó khi cây ra đọt phải phun ngừa nhóm rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ, phòng ngừa nhóm nấm khuẩn gây cháy lá, khô đọt và phải cung cấp phân bón lá Lân, Mg, Canxi cao để lá nhanh già, xanh và dầy lá như vậy cây sẽ sung, khỏe và nuôi trái tốt hơn.

Chăm sóc SẦU RIÊNG từ XỔ NHỤY đến NUÔI TRÁI
Asian hand wearing glove holding durian after harvesting with pile of durians background. Concept for agriculture and tropical fruits.

Lưu ý chung: vấn đề sử dụng phân bón, dinh dưỡng qua lá đến các loại thuốc trừ sâu, rầy và nấm bệnh phải được lựa chọn và cân nhắc thật kỹ vì hiện nay rất nhiều sản phẩm khác nhau và chất lượng cũng khác nhau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *