Những đặc điểm của cây Mắc Ca không nên bỏ qua

Giới thiệu đặc trưng thực vật học và đặc tính sinh học, môi trường sinh thái của cây Mắc ca. Để canh tác tốt giống cây trồng giá trị cao này thì bà con cần phải am hiểu về cây giống trước khi nghĩ đến việc canh tác để phát triển kinh tế.

qua macca

ĐẶC TRƯNG THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY MẮC CA

1.1. Rễ
Mắc-ca là cây song tử diệp điển hình, rể chính của Mắc-ca không phát triển, rễ chùm lớn, phạm vi phân bố rễ thông thường chỉ cách mặt đất khoảng 70cm trở lại (bảng 2.1)

Có tới 70% bộ rễ phân bố tập trung ở tầng đất 0-30cm, mặt ngang của bộ rễ phần lớn phân bố trong phạm vi tán cây.
Bộ rễ của Mắc-ca là hệ bộ rễ của họ Proteaceae, được hình thành từ khi tử diện của cây thực sinh vừa rụng, nghĩa là từ 2- 6 tháng sau nẩy mầm.

Khi phát triển, bộ rễ hình thành từng chùm xoay quanh trục rễ chính, trong đó phần lớn số rể hình thành trong cùng thời gian, rễ nhỏ không có khả năng tái sinh, rễ con khi dài 1-4 cm thì có lông hút, sau 3 tháng lông hút rụng, phần lớn rễ nhỏ sau 12 tháng sẽ tiêu huỷ.

Ngoài đồng ruộng, việc hình thành bộ rễ có tính thời vụ và cần những điều kiện phù hợp, chủ yếu là điều kiện nhiệt độ và nước.

cay macca

1.2. Thân
Thân thẳng đứng, phân cành nhiều, cành hình trụ có nhiều chỗ lồi nhỏ, vỏ cây thô, không vết nhăn hoặc rãnh nhỏ, màu thẫm, vết cắt vỏ có màu hồng thẩm, gỗ cứng.

Bảng 2.1. Phân bổ bộ rể ở các tầng đất của cây Mắc-ca ghép 10 năm tuổi

dac tinh sinh hoc cua macca

Ghi chú: Điều tra 3 cây, tán rộng bình quân 423cm,
Quy cách phẫu diện: Dài x rộng x 100 x 80 cm. Có tới 70% bộ rễ phân bổ tập trung ở tầng đất 0-30 cm, mặt ngang của bộ rễ phần lớn phân bố trong phạm vi tán cây.

1.3. Lá

Ba lá mọc theo vòng, cũng có trường hợp 2 lá mọc đối xứng hoặc 4 lá mọc vòng, phiến lá dài 75-250 mm, cứng, hình bầu dục hẹp, hoặc dài, tỷ lệ dài/rộng khoảng 3-4. Viên lá hình sóng, có trường hợp có gai cứng. Gân lá, gân con và các gân nhỏ chằng chịt ở 2 mặt lá, nhìn dễ thấy. Cuống lá dài 5-5 mm.

1.4. Hoa

Quả khô là hoa tự hình trụ, mọc từ cành nhỏ đã thành thục 1,5-2 năm hoặc 3 năm tuổi. Hoa tự chủ yếu mọc từ nách lá, nói chung phát triển ở 2-3 hoặc nhiều mặt của đầu cành nhỏ. Số lượng hoa và độ dài hoa tự không có tương quan chặt chẽ, từng đôi hoa hoặc 3, 4 hoa cùng mọc trên cuống hoa. Cuống hoa dài 3-4 mm, được xếp thành dãy xen kẽ có quy luật trên trục hoa tự.
Hoa trong thời kỳ ra hoa dài 12mm, là hoa lưỡng tính, nhưng là hoa không hoàn toàn, không có cánh hoa, chỉ có vẩy dạng cánh hoa. Hoa nở có màu trắng.

hoa cua macca

Trung tâm của hoa là bầu nhị thượng vị đơn tâm bì, trên bầu nhị mọc dây lông tơ, kéo dài đến phần dưới của vòi nhị. trên vòi nhi không có lông. Noãn của bầu nhi có 2 ngăn. Bầu nhị và vòi nhị dài 7mm. Mỗi nhị đực có 2 túi phấn dài 2mm.

1.5. Quả

Quả thành thục là quả hình cầu có núm lôi, màu xanh, đường kính 25 mm hoặc to hơn. Vỏ quả xanh dày 3mm, khi chín vỏ quả nứt theo đường hợp tuyến của quả, trong đó là hạt hình cầu, có số ít trường hợp là 2 hạt hình bán cầu. Hạt là tên gọi của quả khô hoặc quả cứng, được hợp thành bởi vỏ cứng dày 2-5 mm và nhân hạt. Nhân hạt gồm 2 tử diệp lớn hình bán cầu và 1 phôi nhỏ hình cầu. Phôi khảm vào giữa 2 tử diệp, gồm mâm phôi, rễ phối và trục phôi.

hinh anh hoa macca

A. Hoa Mắc-ca (trước khi ra hoa, vòi nhị uốn cong, chèo vào đường hợp tuyến giữa hai cành hoa)
B. Phẫu diện động của hoa nở C. Nhị cái (với nhị vươn dài sau khi thụ tinh của phấn hoa)

  • 1, Vẩy
  • 2. Vỏi nhị,
  • 3, Đầu vòi nhị;
  • 4. Bầu nhị cái;
  • 5. Phôi châu;
  • 6. Tuyến mật;
  • 7, Nhị đực;
  • 8. Tủi phấn,

Vỏ hạt là một tầng vỏ do một lớp vỏ ngoài dạng xơ màu xanh đậm, mặt nhẵn bóng và một lớp vỏ trong mềm và mỏng tạo nên. Vỏ ngoài của quả được tạo nên đo một tổ chức màng mỏng (có nhiều bó mạch có phân nhánh) và 1 tầng biểu bì (trong đó có lớp mỏng tế bào diệp lục tố). Tổ chức màng mỏng của vỏ chứa đầy những chất nước đen, nhưng không có bó mạch, vỏ trong từ màu trang chuyển dần sang màu đen thẫm, chứng tỏ quả đã chín.

hinh anh hoa macca

Thông thường, dùng cách nhìn màu sắc để kiểm tra trực quan độ chín của quả ngoài đồng ruộng.

Hạt có vỏ hạt, rốn hạt và chu khổng. Vỏ hạt phát dục từ vỏ ngoại chu, hình thành vỏ quả. Có 2 lớp rõ rệt, lớp ngoài dày hơn lớp trong tới 15 lần.

II. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CÂY MẮC CA

2.1. Phát triển cành

Trong một năm, cành Mắc-ca có 3 hoặc 4 lần ra lộc, Ở Trung Quốc, ra lộc tới 4 lần trong 1 năm, bình quân một lần ra lộc kể từ khi ra chồi đến khi thành thục cần 40 ngày. Từ khi lộc mới ra được thành thục đến đợt lộc lần sau, cách nhau bình quân 18- 28 ngày. Với cây đã ra quả, một năm ra lộc 3 lần, mùa cao điểm ra lộc xuân vào tháng 4, ra lộc hạ vào cuối tháng 6, ra lộc thu muộn vào cuối tháng 10. Ngoài ra, hàng tháng trong năm, trên tán cây vẫn lẻ tẻ có ra lộc.

Vào trung tuần tháng 1 đến hạ tuần tháng 8, thời tiết nóng, cây Mắc-ca sinh trưởng chậm, với giống yêu cầu khí hậu mát như 508, 344 thì lộc non ra vào thời kỳ này chuyển màu khó, xuất hiện hiện tượng bệnh sinh lý lá chuyền vàng và trắng nhạt. Vào cuối tháng 12 đến cuối tháng 2 năm sau, trong những năm bình thường, không có hiện tượng đâm lộc.

Cành của Mác-ca nói chung dài 30-50 cm, có 7-10 mắt. Với cây có tuổi còn non, sinh trưởng tốt hoặc với một số giống, cành dài nhất có thể trên 1m. Với cây Mắc-ca đã cho quả, phần lớn cành quả là những cành thành thục đã có 1,5-3 năm tuổi, phát triển từ khuôn trong của tán. Biểu hiện này càng rõ nét đối với cây mới cho quả.

Tuy vậy, vẫn có một số ít cành cho quả là những cành nhỏ chỉ dài vài cm, mọc ra từ phía trong tán cây. Phần gốc của lộc có một mắt của đất không có lá, ngọn của lộc là lá phát dục không hoàn toàn, nhỏ và tựa như vẩy nến, mỗi nách lá có 3 mầm xếp thành hàng thẳng đứng, khi những mầm này cùng với cành chính mọc ra, sẽ xuất hiện 9 (hoặc 12) cành.

Hiện tượng này thỉnh thoảng có xảy ra, nhưng thông thường chỉ ở ngọn của 3 lá mọc vòng mới có 3 mâm cùng đâm chồi.

2.2. Ra hoa

Phát dục của hoa có 3 thời kỳ: thời kỳ ngủ nghỉ của mầm, thời kỳ vươn dài của hoa và thời kỳ ra hoa. Sau khi phân hoá hoa và khi mầm hoa lớn đến mức mắt nhìn thấy được thì tuỳ từng vùng khác nhau, thời kỳ ngủ nghỉ biến động từ 50-96 ngày, sau đó hoa tự bắt đầu vươn dài. Ở vùng mát, hoa tự bắt đầu vươn dài sớm nhất, kéo dài 60 ngày.

Thời điểm nở hoa sau khi phân hoá mầm hoa 136-153 ngày. Ở Trạm Giang (Quảng Đông) thời điểm bắt đầu ra hoa vào hạ tuần tháng 2, ra hoa rộ vào giữa tháng 3, hoa tàn vào cuối tháng 3, đầu tháng 4.

Vật hậu ra hoa ở Trạm Giang chênh lệch với Nam Ninh (Quảng Tây) khoảng 10-15 ngày. Những giống khác nhau, vật hậu nở hoa cũng khác nhau, chẳng hạn giống 695 ở Trạm Giang thường ra hoa chậm hơn giống khác, vào trung hạ tuần tháng 3 mới bắt đầu ra hoa, cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 mới ra hoa rộ, giữa tháng 4 hoa mới tàn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *