Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây tiêu theo chuẩn

Bên cạnh việc chọn một giống tiêu chất lượng thì phương pháp và quá trình chăm sóc cây tiêu cũng góp phần tạo nên chất lượng năng suất khi thu hoạch vì vậy bài viết dưới đây của Viện cây trồng chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật bón phân cho cây tiêu đúng chuẩn để bà con có một vườn tiêu khỏe mạnh và phát triển ổn định.

ky-thuat-bon-phan

Bón phân cho tiêu là khâu quan trọng quyết định trong việc trồng và chăm sóc tiêu, ngoài việc bón phân hóa học (phân khoáng) và phân bón lá, bà con nông dân cần phải bón thêm phân chuồng đã hoại mục. Tuy nhiên khi bón phân thì liều lượng, thời điểm và kỹ thuật bón phân khác nhau cần phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây tiêu.

Liều lượng phân bón hóa học cho tiêu:

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con nông dân bảng đề xuất lượng phân bón hóa học cho cây tiêu hàng năm theo đơn vị kg/ha/năm.

NămDùng phân NPK (kg/ha)Dùng phân đơn (kg/ha)
LoạiLiều lượngUrêSAKCLLân
Năm 116-16-8400-50015050701000
Năm 216-16-81000-12003501501701000
Năm 316-16-81600-18005502505001000
Các năm về sau16-8-162200-25006503006001000

Bà con tính lượng phân bón cho mỗi trụ tiêu bằng phép toán sau: Lấy lượng phân bón cho 1 ha chia cho số lượng trụ tiêu trồng tên 1 ha đó. Ví dụ như: tiêu vào năm thứ 2, mật độ trồng là 2000 trụ/ha thì lượng phân NPK 16-16-8 bón cho mỗi trụ tiêu là 1200 : 2000 = 0,6 kg/trụ/năm.

Thời điểm bón phân hóa học cho cây tiêu

– Năm đầu mới trồng tiêu và năm thứ 2 khi cây chưa ra hoa, ta chia thành 2 lần bón, bón vào đầu mùa mưa và trước khi kết thúc mùa mưa từ 1,5 đến 2 tháng.

– Năm thứ 3 và các năm về sau (còn gọi là giai đoạn kinh doanh) bà con chia thành 3 lần bón: Sau thu hoạch, giai đoạn ra hoa và giai đoạn nuôi quả.

Cách bón phân hóa học cho cây tiêu

– Nên bón khi đất đủ độ ẩm.

– Rải đều phân bón lên mặt đất xung quanh tán tiêu.

– Dùng cuốc xẻng xới nhẹ để vùi phân vào đất hạn chế làm tổn hại bộ rễ của cây tiêu.

– Nếu không mưa thì phải tưới nhẹ cho phân tan và ngấm vào đất.

– Sau khi bón phân hóa học cho tiêu cần xới đất kĩ càng.

Phương pháp sử dụng phân bón lá cho cây tiêu

Mỗi năm bà con nên phun phân bón lá cho tiêu 2 đến 3 lần, phun trong mùa mưa, chọn ngày mát trời không nắng gắt. Khi phun chú ý dùng đúng liều lượng đã được quy định trên bao bì của nhà sản xuất bởi vì khi dùng liều lượng quá cao sẽ xảy ra hiện tượng cháy lá, rụng quả, rụng gié ở cây tiêu. Bà con nên dùng các loại phân có chứa vi lượng Zn, Bo để làm tăng tỷ lệ đậu quả, giảm rụng chùm quả (gié) của cây tiêu.

Đề xuất thêm những bài viết về cây tiêu

Quy trình kỹ thuật bón phân chuồng cho tiêu

Nếu muốn cây tiêu phát triển bền vững và mạnh khỏe, bà con không nên chỉ sử dụng độc nhất loại phân hóa học tuy những năm đầu cây tiêu cho năng suất cao nhưng về sau cây sẽ yếu dần, do bị kiệt sức vì vậy bà con nên bón thêm phân chuồng đã hoại mục. Bà con nên lưu ý phân chuồng phải là loại đã hoại mục nếu chưa thì có thể làm chết cây tiêu. Liều lượng bón phân chuồng như sau: 25 – 30kg/trụ/năm, khi bón cần phải đào rãnh quanh tán tiêu và trộn thêm 0,5 – 1kg phân vi sinh để tăng hiệu quả và hạn chế bệnh tuyến trùng do phân vi sinh có một số loài kháng được tuyến trùng.

Bón vôi cho vườn tiêu

cay-ho-tieu

Mỗi hecta tiêu hàng năm bà con cần bón thêm 500kg vôi, chia đều cho số trụ tiêu trong vườn, khi bón vôi có thể rải trên mặt đất xung quanh trụ tiêu, hoặc ủ với phân chuồng trước rồi bón chung cho thuận tiện.

Khi thực hiện đúng quy trình bón phân cho cây tiêu kết hợp với việc chăm sóc và phòng trừ bệnh hại cho cây tiêu, bà con đã có thể nắm chắc trong tay 60% năng suất của vườn tiêu vào giai đoạn kinh doanh và có một vườn tiêu khỏe mạnh, ổn định bền vững và mang lại nguồn lợi nhuận kinh tế cao cho bà con. Chúc bà con sớm thành công và ổn định kinh tế hộ gia đình.

Ngoài ra Viện cây trồng đang cung cấp giống cây tiêu thuần chủng chóng chịu sâu bệnh tốt:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *