Bên cạnh phương pháp nhân giống truyền thống bằng hạt thì hiện nay phương pháp ghép chồi bơ cũng đem lại nhiều hiệu quả bởi những giống cây bơ mới ra đời đều lưu giữ được những đặc tính nổi bật của cây bơ mẹ.
- Bà con có thể xem lại bài viết đó tại: Kỹ thuật nhân giống cây bơ bằng cách ghép chồi
So với phương pháp ghép chồi thì phương pháp truyền thống đa phần không giữ được trọn vẹn những phẩm chất của cây bơ mẹ cũng như thời gian thu hoạch thường chậm làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của vườn bơ.
Vì vậy bài viết dưới đây của Viện Cây trồng chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con kỹ thuật ghép bơ đúng cách, đơn giản và đạt tỷ lệ sống cao nhất mà bà con có thể thực hiện tại vườn của mình để tạo ra những cây bơ mới có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh và năng suất cao.
Nội dung bài viết
Chọn chồi và gốc ghép áp dụng kỹ thuật ghép chồi mới
Cách chọn chồi bơ
Nên chọn những chồi bơ nằm ở phía đầu cành đặc biệt là những cành đã trưởng thành và ở trên chồi có nhiều mắt chồi nhỏ hơn.
Lưu ý không nên chọn những chồi non hoặc chồi quá ngắn vì tỷ lệ đậu sẽ không cao.
Chồi có kích thước thích hợp khoảng từ 4 đến 5cm.
Hiện Viện Ekmat đang cung cấp chồi bơ những dòng sau:
Cách chọn gốc ghép
Ươm hạt của cây bơ làm gốc ghép, bà con nên chọn hạt giống bơ Booth 7 để ươm bởi vì đây là một giống bơ có khả năng sinh trưởng cao đồng thời có sức đề kháng đối với một số loại sâu bệnh hại.
Những cây con làm gốc ghép bà con nên chọn những cây khỏe mạnh, thân thẳng và có màu xanh đậm; lá phát triển tươi tốt.
Nên loại bỏ những cây có dấu hiệu nhiễm sâu bệnh.
Cây có chiều cao từ 40 đến 50cm là thích hợp nhất.
Phương pháp ghép chồi bơ
Bước 1: Sử dụng dao sắc cắt gốc ghép ở vị trí thích hợp không cắt phần quá già hoặc quá non sau đó tiến hành chẻ dọc thân ghép 1cm từ trên xuống.
Lưu ý: nên thực hiện thao tác cắt nhanh và gọn, không làm lần hai.
Bước 2: Cắt bỏ những chồi ghép và vát nhọn bên dưới chồi ghép thành hình chữ V.
Bước 3: Tiến hành đặt thẳng chồi ghép vào thân ghép đã được chẻ dọc lúc đầu, đặt theo phương thẳng đứng một cách dứt khoát, không lên rút ra rồi làm lại vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến các mạch dẫn phía bên trong của cây.
Bước 4: Dùng dây quấn phần chồi và gốc ghép lại với nhau.
Lưu ý quấn chặt phần tiếp giáp giữa chồi ghép và gốc ghép rồi sau đó quấn dần lên phía trên ngọn.
+ Chú ý dây quấn phải phủ kín toàn bộ phần chồi và tránh để nước thấm vào sẽ làm hư chồi.
(Phương pháp trước kia chỉ quấn ở quanh vị trí tiếp xúc của chồi với gốc ghép, phương pháp này yêu cầu bà con quấn dây toàn bộ chồi ghép)
+ Dây quấn chồi bà con có thể tìm mua ở các vườn ươm hoặc cơ sở bán cây giống thuốc bảo vệ thực vật.
Chăm sóc chồi ghép
Nên để bầu ươm vào một khu vực riêng để dễ dàng cho việc chăm sóc, vườn ươm cần thoáng mát với nhiệt độ trung bình từ 25 đến 27 độ C, nếu nhiệt độ của vườn cao hơn thì bà con nên sử dụng thêm dàn che để tạo sự mát mẻ cho vườn ươm.
Bài viết bổ ích: Điều kiện sinh thái tự nhiên thích hợp để trồng bơ
Không nên xếp bầu ươm dính sát vào nhau mà nên tạo khoảng trống vừa phải để bầu ươm có sự thoáng khí.
Sau khoảng 20 ngày thì giữa gốc ghép và chồi ghép sẽ bắt đầu xuất hiện quá trình trao đổi chất và cây sẽ phát triển. Bà con lưu ý ở giai đoạn này nên chăm sóc và tiến hành chọn lọc nhằm phát hiện sớm những cây có dấu hiệu nhiễm bệnh để loại bỏ đồng thời chăm sóc cho những cây phát triển tốt để trồng sau này.
Những cây bơ được trồng trong vườn ươm từ 3 đến 4 tháng là có thể đạt tiêu chuẩn để mang ra vườn trồng, những cây bơ đó phải là những cây phát triển mạnh khỏe, cây mập mạp, lá xanh tốt từ gốc cho đến ngọn, cây không có dấu hiệu nhiễm sâu bệnh hại.
Trước khi mang ra trồng ở vườn bà con nên tháo bỏ dàn che trước 1 tháng để cây bơ con làm quen với môi trường và điều kiện ánh sáng trực tiếp.
Qua bài viết này chúng tôi mong rằng bà con nông dân có thể áp dụng vào thực tế để phát triển thêm những giống bơ mới mang lại nguồn lợi nhuận kinh tế cao về cho gia đình.
Chúc bà con có một vụ mùa bội thu.
Bài viết liên quan
- Kỹ thuật xử lý ra hoa và làm bông cho cây sầu riêng hiệu quả
- Hormon thực vật, những chất điều hoà sinh trường trong cây
- Lân 86 có tác dụng như thế nào trong quá trình làm hoa cho sầu riêng
- Công dụng của MKP với cây sầu riêng trong quá trình làm bông
- Xử lý hoa cây sầu riêng hiệu quả nhất chỉ trong 5 bước