Bơ là một loại quả rất quen thuộc của người Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung, từ lâu quả bơ không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn là một thành phần không thể thiếu trong các chế phẩm công nghiệp, mỹ phẩm…
Nhưng đa phần mọi người chỉ nghĩ bơ là một loại quả và các loại bơ đều giống nhau nên chưa có nhận định sâu sắc về loại nào tốt, loại nào chất lượng…
Vì vậy bài viết dưới đây của Viện Cây trồng chúng tôi sẽ gửi đến người đọc những thông tin cơ bản về nguồn gốc, chủng loại và ưu điểm của từng loại bơ hiện đang được trồng phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới.
Mời mọi người cùng theo dõi bài viết này nhé!
Nguồn gốc của cây bơ
Cây bơ từ đâu mà có? Hay từ xa xưa đã xuất hiện trên mảnh đất Việt Nam chúng ta rồi? Xin thưa rằng: Bơ là một loại cây ngoại nhập, được người Pháp mang đến và trồng ở nước ta vào những năm 1940, còn quê hương thật sự của cây bơ thuộc về vùng Trung Mỹ – Mê-xi-cô.
Đó là những cây bơ mẹ đầu tiên có mặt ở nước ta, sau một thời gian dài trồng trọt đã nảy sinh hiện tượng lai tạp đồng thời kết hợp với phương pháp nhân giống truyền thống bằng hạt của người nông dân đã phát triển thành những giống bơ mới với những đặc tính, ưu điểm khác biệt so với cây mẹ xưa kia.
Điểm danh những chủng loại bơ chính
Dựa vào những yếu tố cần thiết để phân loại, các nhà khoa học đã chia cây bơ thành ba chủng loại chính mang lại giá trị kinh tế thương mại đó là: chủng West Indian (Antilles), chủng Mê-xi-cô, chủng Guatemala. Cụ thể đặc điểm của từng loại như sau:
* Chủng West Indian (Antilles)
– Chịu lạnh kém.
– Ưa thích khí hậu nóng ẩm.
– Quả có kích thước lớn, hình dáng bên ngoài bắt mắt.
– Hàm lượng chất béo khá thấp.
* Chủng Guatemala:
– Chịu được lạnh.
– Quả có cân nặng trung bình, vỏ sẫm, bề mặt sần sùi.
– Hàm lượng chất béo trung bình vừa phải.
* Chủng Mê-xi-cô:
– Chịu lạnh tốt.
– Nguồn gốc xuất phát từ những vùng núi thuộc Mê-xi-cô.
– Quả khá nhỏ, vỏ mỏng, bề mặt trơn láng, hạt lớn.
– Hàm lượng chất béo cao.
Phân loại các giống bơ phổ biến
Dựa vào yếu tố nguồn gốc để cân nhắc và sàng lọc thì chúng ta có thể chia giống bơ thành hai loại phổ biến đó là giống bơ trong nước (bơ nội) và giống bơ ngoại nhập (bơ ngoại).
– Giống bơ trong nước (bơ nội): đây là những giống bơ đã được sàng lọc và kiểm nghiệm bởi các cơ quan, viện nghiên cứu nông nghiệp nhà nước qua những tiêu chuẩn và quy định khắt khe để có thể trở thành giống bơ đầu dòng đạt chuẩn về chất lượng, năng suất cũng như giá trị kinh tế.
Về tên gọi hay kí hiệu của các giống bơ đầu dòng là do các cơ quan và viện nghiên cứu nông nghiệp tự đặt và phân loại, sau đây là một số giống bơ đầu dòng nổi trội như:
+ Giống bơ CĐD-BO-41.01
+ Giống bơ CĐD-BO-41.02
+ Giống bơ CĐD-BO-41.03
+ Giống bơ CĐD-BO-41.04
+ Giống bơ CĐD-BO-41.05
+ Giống bơ EST4
+ Giống bơ SDH
+ Giống bơ HA
+ Giống bơ HTS1
+ Giống bơ S2V1BDT
+ Giống bơ VĐ1
– Giống bơ ngoại nhập (bơ ngoại): là những giống bơ được nhập từ các nước trong khu vực và thế giới về Việt Nam nhưng thường thì ta hay nhập giống bơ từ khu vực Nam Mỹ vì có sự tương đồng về khí hậu và thổ nhưỡng nên các giống bơ Nam Mỹ này dễ thích nghi ở nước ta hơn hẳn các loại khác. Phổ biến nhất trong các giống bơ ngoại nhập phải kể đến giống bơ sáp trái mùa vì chất lượng và thời điểm thu hoạch cực kỳ thuận lợi cho người trồng đó là lí do làm giống bơ trái mùa trở nên phổ biến.
Sau đây là một số giống bơ ngoại đã được trồng thử nghiệm và đạt chuẩn về chất lượng, năng suất và giá thành kinh tế như:
+ Bơ Reed
+ Bơ Booth
+ Bơ Fuerte
+ Bơ Ettinger
+ Bơ Hass
+ Bơ Sharwil
Qua bài viết này, mong rằng bà con nông dân sẽ có được những thông tin hữu ích để tham khảo và lựa chọn được giống bơ phù hợp nhất với điều kiện của gia đình để phát triển kinh tế, có nguồn thu nhập ổn định. Chúc bà con nông dân mau sớm thành công!
Bài viết liên quan
- Kỹ thuật xử lý ra hoa và làm bông cho cây sầu riêng hiệu quả
- Hormon thực vật, những chất điều hoà sinh trường trong cây
- Lân 86 có tác dụng như thế nào trong quá trình làm hoa cho sầu riêng
- Công dụng của MKP với cây sầu riêng trong quá trình làm bông
- Xử lý hoa cây sầu riêng hiệu quả nhất chỉ trong 5 bước